Trẻ sơ sinh bị táo bón là nỗi băn khoăn và phiền muộn của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Chỉ cần vài ngày thấy con không đi “ị” là mẹ đã cuống quýt cả lên. Tuy nhiên mẹ lại không biết rằng tần suất đi cầu của trẻ không giống như người lớn. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải thích cho mẹ khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón và nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón.
Mục Lục
Định nghĩa trẻ sơ sinh bị táo bón
Ở trẻ sơ sinh, táo bón thường được xác định bằng hình thái của phân hơn là tần suất đi cầu của trẻ. Trẻ sơ sinh được coi là táo bón nếu trẻ đi cầu phân cứng, nhỏ như phân dê hoặc phân rất lớn, rắn chắc và khó đi ngoài.
Một số trẻ sơ sinh cũng được xem là táo bón nếu phân của trẻ đặc hơn bơ đậu phộng và trẻ cần phải rặn đỏ mặt khi đi tiêu. Tuy nhiên nếu bé có biểu hiện rặn nhưng đi cầu phân lỏng và mềm thì lại không phải là dấu hiệu của táo bón.
Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh có thể bị táo bón suốt cả ngày, vì trẻ thường đi “ị” ít nhất ba lần mỗi ngày. Nếu bé có nhịp bú và lịch đi “ị” cụ thể, cha mẹ sẽ biết được khi nào trẻ đang bất ổn nếu lịch trình đó bị gián đoạn.
Đối với trẻ sơ sinh, táo bón thường gây đau đớn. Khi trẻ bị đau, vì trẻ không thể nói nên trẻ sẽ quấy khóc để báo hiệu cho cha mẹ biết. Vì thế, nếu trẻ quấy khóc và không đi cầu trong một thời gian thì rất có thể trẻ đang bị táo bón.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón là điều mà cha mẹ chỉ có thể nhận biết được nếu trẻ khóc nhiều hoặc đi “ị” ít hơn, phân cứng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh:
Chế độ ăn uống
Thức ăn mà bé ăn là yếu tố chính dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh. Đôi khi, việc chuyển từ loại thức ăn này sang một loại thức ăn khác đòi hỏi cần có một giai đoạn chuyển tiếp, làm quen cho hệ tiêu hóa của bé.
Việc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc sữa bò có thế gây táo bón. Chuyển từ thức ăn lỏng là sữa sang thức ăn đặc là cháo, bột cũng có thể gây táo bón. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện, hệ tiêu hóa của trẻ coi những thức ăn rắn và đặc là những thứ cần từ chối vì chúng không thể phân hủy các hợp chất cứng hơn.
Với trẻ bú sữa mẹ: sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, do đó trẻ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón. Tuy nhiên, do trẻ sơ sinh bú mẹ nhận hoàn toàn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, nên nếu chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như khi mẹ ăn các loại thức ăn cay, nóng, ít ăn rau, trái cây sẽ dễ khiến trẻ bị táo bón.
Với trẻ bú sữa công thức: Trẻ bú sữa công thức dễ táo bón hơn trẻ bú mẹ. Nguyên nhân có thể do cách pha sữa của mẹ không đúng như khuyến cáo, quá nhiều bột sẽ khiến sữa đặc gây khó tiêu và không hấp thu được hết chất dinh dưỡng khiến trẻ bị táo bón.
Sử dụng thuốc
Tất cả chúng ta đều biết thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Đối với trẻ sơ sinh, hầu hết mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ và táo bón ở trẻ là một trong số đó.
Thuốc có hàm lượng sắt cao thường gây táo bón, một số loại thuốc giảm đau cũng được liệt kê chứng táo bón như một tác dụng phụ. Hơn cả, thuốc kháng sinh là loại thuốc gây táo bón nhiều nhất ở trẻ sơ sinh.
Nếu cha mẹ lo ngại một trong những loại thuốc của bé nhà mình gây táo bón, hãy hỏi ký kiến của các bác sĩ nhi khoa để có biện pháp thay đổi thuốc khác nhé.
Trẻ Táo Bón Do Uống Kháng Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trẻ mắc bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân đã kể trên, còn có một nguyên nhân khác có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh là do trẻ mắc bệnh lý: do có tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc trẻ có các dị tật bẩm sinh như phình đại tràng hay suy giáp trạng. Tuy nhiên loại táo bón này chỉ chiếm khoảng 5% trẻ bị táo bón nên cha mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Trẻ sinh non
Trẻ sinh non thường có các cơ quan kém phát triển hơn trẻ bình thường, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Với đường tiêu hóa kém phát triển, trẻ sinh non sẽ khó đi tiêu hơn. Nếu đường tiêu hóa kém phát triển, điều này dẫn đến tốc độ tiêu hóa thấp hơn làm phân cứng hơn.
Trên đây là các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón. Thường trẻ ở độ tuổi này khiến cha mẹ dễ dàng nhầm lẫn rằng trẻ đang bị táo bón vì tần suất đi cầu của trẻ biến đổi không ngừng, có thể từ vài lần một ngày cho tới vài ngày một lần, thậm chí là 1 tuần 1 lần nhưng cũng không phải là trẻ bị táo bón.
Do đó, cha mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu khác để biết được chính xác bé nhà mình có bị táo bón hay không và tìm hiểu nguyên nhân để có các biện pháp xử lý kịp thời cho bé nhé.
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com