Trẻ Sơ Sinh Không Đi Ngoài Được Có Phải Táo Bón Không?

27.841 người đã xem

Khi bé chưa đầy một tháng nhưng bỗng đi cầu 1 lần/ngày, thậm chí 2-3 ngày mới  đi ngoài một lần, chắc hẳn mẹ rất lo lắng và băn khoăn rằng: “Trẻ sơ sinh không đi ngoài được có phải là do đang gặp phải tình trạng táo bón hay không?”

tre-so-sinh-khong-di-ngoai-duoc

Đặc điểm đi cầu của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là cụm từ để chỉ những em bé từ 1-4 tuần tuổi. Cụm từ này hay bị nhầm lẫn khi cha mẹ vẫn dùng cho con của họ khi các bé <6 tháng tuổi. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những trẻ <1 tháng tuổi và nguyên nhân khiến đối tượng nay không chịu đi cầu.

Như chúng ta đã biết, với trẻ sơ sinh, một ngày có thể đi cầu rất nhiều lần, thậm chí sau mỗi lần bé bú. Tuy nhiên điều này dường như chỉ đúng với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Các bé bú bình (dùng sữa ngoài) dường như giảm tần suất đi cầu ngay trong tháng đầu đời. Do đó, nguyên nhân trẻ không đi cầu giữa bé bú bình và bé bú mẹ hoàn toàn là khác nhau.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn mà không đi ngoài?

Trẻ bú mẹ hoàn toàn có tân suất đi cầu khá lớn. Trung bình ngày trẻ có thể đi cầu 3-4 lần, một số trẻ đi cầu thường xuyên sau mỗi lần bú. Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường có dạng hoa cà hoa cải, mềm, màu vàng hoặc hơi xanh.

Tần suất đi cầu của trẻ bú mẹ hoàn toàn tương đối lớn. Do vậy, việc tần suất đi cầu của trẻ bị giảm thì mẹ cần lưu ý những nguyên nhân sau:

  • Trẻ chưa được bú đủ: Theo thời gian, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên. Với những bé có tốc độ tăng trưởng nhanh, lượng sữa mẹ cho bú có thể chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ. Phân không được hình thành.
  • Trẻ sử dụng thuốc: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường sống. nếu không khí có bụi, hoặc thay đổi thời tiết đặc biệt mùa thu đông, trẻ hay có hiện tượng ho, khò khè, chảy nước mũi. Trong các trường hợp nặng như viêm đường hô hấp, trẻ phải dùng đến các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Điều này khiến tần suất đi cầu của con giảm.
  • Trẻ có tình trạng bệnh lý bẩm sinh: Một số bệnh lý bẩm sinh có thể khiến tần suất đi cầu của trẻ giảm hẳn như: suy giáp trạng bẩm sinh, phình đại tràng bẩm sinh, hẹp hậu môn.

tre-so-sinh-khong-di-ngoai

Tại sao trẻ bú bình không đi ngoài?

Sữa công thức hiện nay đang bị làm dụng rất nhiều, kể cả cho bé mới được vài ngày tuổi. Khác với sữa mẹ, các thành phần trong sữa công thức không dễ hấp thu.

Trong khi đó, trẻ không thể tiêu hóa hết các thành phần trong sữa bột. Vì thế trẻ bú bình thường đi cầu nhiều hơn. Với trẻ bú bình, nếu một vài ngày trẻ không đi cầu thì đây có thể là một dấu hiệu của táo bón.

Ngoài ra, các nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ không đi cầu cũng đúng với trẻ bú bình.

??? Trẻ uống sữa công thức bị táo bón phải làm sao

Bé sơ sinh không đi ngoài có phải là táo bón?

Đối với trẻ sơ sinh, tần suất đi cầu giảm khiến cho cha mẹ rất lo lắng và nghĩ rằng đó là táo bón. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, tần suất đi cầu là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán táo bón nhưng không phải tất cả. Mẹ cần chú ý thêm một số dấu hiệu sau để chắc chắn con mình đang gặp táo bón ngay trong 1 tháng đầu đời:

  • Trẻ rặn đi ngoài khó khăn: Mẹ chú ý khi trẻ có nhu cầu đi ngoài trẻ sẽ có biểu hiện ưỡn người, rặn đỏ mặt, thậm chí khóc ré lên vì đau.
  • Phân của trẻ ở dạng sệt đặc, có thể có khuôn: Phân trẻ sơ sinh thường dạng hoa cà hoa cải và mềm. Nếu tính chất phân của con thay đổi thành dạng sệt đặc hoặc vào khuôn thì mẹ nên thận trọng.
  • Bụng chướng, sờ vào thấy cứng: Khi trẻ bị táo bón, phân không được thải ra khỏi cơ thể khiến bụng trẻ bị chướng, sờ vào cứng. Mẹ có thể quan sát thấy trẻ ăn kém hơn, xì hơi nặng mùi.
  • Trẻ biếng ăn hoặc quấy khóc ban đêm: Trẻ táo bón khiến quá trình tiêu hóa hấp thu gặp trục trặc khiến trẻ ăn không tiêu. Hơn nữa, các chất thải tích tụ trong người có thể bị hấp thụ ngược lại khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài có cần khám bác sĩ không?

Như đã trình bày ở trên, việc trẻ sơ sinh không đi cầu chưa đủ để khẳng định trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, đây có thể là một dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ đang có bệnh lý quan trọng

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng những biện pháp chăm sóc trẻ đặc biệt mà tần suất đi cầu của con không cải thiện, mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm y tế chất lượng để thăm khám và nhận được tư vấn kịp thời của các bác sĩ.

Như vậy, trẻ sơ sinh không đi ngoài được có thể chưa phải là tình trạng táo bón và không phải dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu quan trọng mà mẹ cần phải lưu ý và có những biện pháp chăm sóc trẻ hợp lí kịp thời.

Cha mẹ nên đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Bình luận về bài viết

  1. Minh đã bình luận

    Bé nhà e được hơn 1 tháng. Bé không đi ngoài được, lúc nào thấy bé rặn rồi khóc e lấy cọng mùng tơi ngoáy đít thì bé đi. Phân bé có luac hoa cà hoa cải nhiều nước, có lúc hưoi sệt. Nv bé bị làm sao ạ. Sao bé lại khôgn tự đi được

    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      Chào bạn! Bé 1 tháng tình trạng táo bón của bé diễn ra mấy ngày rồi bạn? Mỗi lần đi cầu phân của bé thế nào? Thường bé nhỏ dưới 6 tháng bị táo bón đa phần là do sữa bé ăn ko phù hợp với con bạn nhé. Bạn đã thử dổi sữa cho bé chưa? Chế độ ăn của mình có nhiều rau và uống nhiều nước không?
      Bạn có thể dùng các phương pháp sau:
      1. Đổi sữa công thức cho bé, Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ.
      2. Mát xa bụng cho bé khoảng 10- 15 phút mỗi ngày nhé.
      Nếu con ko cải thiện khi mẹ đã thực hiện các phương pháp trên thì bạn có thể sử dụng cho con thêm sản phẩm Isilax nhé
      ISILAX để giúp giải quyết tình trạng táo bón cho con. ISILAX với tác động đa cơ chế sau:
      • Dịch chiết cây Manna chứa manitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
      • Dịch chiết cây Cẩm Quỳ chứa chất nhầy giữ cho phân mềm, giúp phân di chuyển dễ dàng trong lòng ruột.
      • Nước ép cô đặc táo tây, mận khô: bổ sung chất xơ hòa tan, Vitamin, khoáng chất tự nhiên tốt cho đường ruột của bé.
      • Inulin và Pectin táo: bổ sung chất xơ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp điều hòa nhu động ruột.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 0976807722 bạn nhé.
      Chúc bạn và cháu mạnh khỏe.

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng