Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

3.347 người đã xem

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón? Phải làm sao để mẹ kiểm soát được tình trạng này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin mẹ nhé!

trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Cùng tìm hiểu táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể chỉ đánh hơi mà không đi đại tiện trong vài ngày, mặc dù phân của trẻ vẫn mềm. Nhưng khi trẻ không đi đại tiện từ 5-6 ngày hoặc khi đi ngoài phân khô rắn, trẻ có biểu hiện đau đớn, quấy khóc thì sẽ là vấn đề đáng lo ngại.

Mẹ cần chú ý, nếu một đứa trẻ sơ sinh bú sữa mẹ mà vẫn tăng cân đều, thì việc vài ngày không đi đại tiện cũng không đáng lo ngại. Miễn sao việc “xì hơi” không làm trẻ đau, trẻ không quấy khóc, đầy hơi, chướng bụng thì các bậc phụ huynh không có gì phải lo lắng cả.

Táo bón ở trẻ sơ sinh được định nghĩa như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh, táo bón thường được định nghĩa dựa vào trạng thái phân của trẻ hơn là tần suất đi đại tiện của trẻ.

Trẻ sơ sinh được coi là bị táo bón nếu phân cứng, khuôn nhỏ như phân dê hoặc khối phân lớn, chắc và khó tống ra ngoài. Một số người sẽ coi trẻ bị táo bón khi phân của trẻ cứng và nếu trẻ phải rặn mới đi đại tiện được. Nhưng việc rặn để tống phân mềm ra ngoài không phải là dấu hiệu của chứng táo bón.

Số lần đi đại tiện của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ra sao?

Điều đáng lưu ý là trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn rất hiếm khi bị táo bón (đối với trẻ bú mẹ cho đến 6 tháng tuổi). Trẻ 1-2 tháng tuổi thường xuyên đi đại tiện khoảng 1-2 lần/ ngày. Nhưng sau đí trẻ sẽ bắt đầu đi ít hơn. Hay thậm chí, một vài trẻ bú sữa mẹ chỉ đại tiện một lần trong vòng 1-2 tuần. Đối với những trẻ này, miễn sao phân có nước hoặc mềm, thì trẻ sẽ được coi là bình thường không bị táo bón.

Vì sao trẻ bú mẹ lại đi đại tiện ít? Điều này được lý giải là vì sữa mẹ giúp trẻ tiêu hóa rất tốt mà không có nhiều chất cặn còn lại để tạo thành phân. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, ăn đồ ăn rắn như ngũ cốc, tần suất đi đại tiện của trẻ có thể sẽ thay đổi. Vào thời điểm đó, trẻ sẽ thường xuyên đi đại tiện và có thể phân sẽ cứng hơn.

Vì sao trẻ bú mẹ lại đi đại tiện ít?

Vì sao trẻ bú mẹ lại đi đại tiện ít?

Khi nào trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?

Ngay cả khi một đứa trẻ đi đại tiện không thường xuyên, chỉ 1/lần/tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, nếu điều đó là thói quen của bé, thì đó vẫn là điều bình thường và mẹ không cần thiết phải can thiệp gì cả.

Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ có bị táo bón, không đi đại tiện thường xuyên sẽ được coi là tình trạng bệnh lý, đó là:

Trẻ rất ít khi đi đại tiện trong tháng đầu đời có thể cho thấy bé không có đủ sữa để bú. Đối với trường hợp này hay kèm theo dấu hiệu trẻ bị giảm cân hoặc gần như không tăng cân và có thể không có đủ số lượng tã ướt thải ra.

Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên không tăng cân hoặc tăng rất ít cân, cũng có thể do trẻ ăn không đủ no, không phát triển khỏe mạnh hoặc có một số vấn đề y tế khác.

Trẻ nhỏ không đi đại tiện ra phân su trong những ngày đầu đời và trẻ đã có vấn đề đi ngoài ngay kể từ khi sịn. Nếu tình huống này xảy ra, trẻ ít đi đại tiện có thể là một dấu hiệu của bệnh Hirshprungs. Bệnh Hirshsprungs không phổ biến, chỉ gây ảnh hưởng đế 1/5.000 trẻ sơ sinh. Tình trạng táo bón trong bệnh này thường xuất hiện vào cuối tháng đầu tiên sau khi trẻ chào đời.

Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón hiệu quả

Dù tình trạng táo bón không phổ biến ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, tuy nhiên lại là tình trạng phổ biến khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn. Khi đó, kể cả việc trẻ đi đại tiện với tần suất bình thường cũng được coi là táo bón nếu trẻ phải rặn hoặc nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi đi ngoài.

Bên cạnh đó, trẻ bị đau khi đại tiện có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhịn đi ngoài để tránh đau. Điều này sẽ gây nên một vòng xoắn bệnh lý, trẻ càng nhịn đi đại tiện thì tình trạng táo bón càng nặng và càng khiến trẻ đau hơn mỗi lần đi ngoài.

Phần lớn các trường hợp trẻ bị táo bón nêu trên, sự thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp trẻ điều trị tình trạng táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, nếu trẻ bắt đầu nhịn đại tiện, cần phải cho trẻ sử dụng thuốc nhuận tràng. Mẹ hãy nhớ, chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng được bác sỹ kê đơn cho trẻ.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi mẹ nghĩ rằng trẻ bị táo bón hoặc đang gặp vấn đề khác với nhu động ruột. Bên cạnh đó, có một vài bệnh có thể dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón. Chẳng hạn như chứng suy giáp, xơ nang hay một vài bệnh lý khác. Nhưng thường các bệnh lý này sẽ kèm theo triệu chứng liên quan và biểu hiện chậm tăng cân. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị căn bệnh chính.

https://hettaobonkeodai.com

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng