Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

5.742 người đã xem

Táo bón là vấn đề rất phổ biến đối với trẻ em. Đối với hầu hết trẻ em, táo bón có nghĩa là đi ngoài phân cứng, khó khăn với tần suất ít hơn bình thường. Đi ngoài phân són thường xuyên (thường dễ nhầm lẫn với tiêu chảy) cho thấy trẻ bị táo bón nặng gây tắc nghẽn phần dưới của ruột. Do đó cần nhận biết sớm táo bón ở trẻ để tránh trở thành táo bón kéo dài nguy hiểm cho trẻ.

Táo bón rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Táo bón rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Trẻ đi tiêu thế nào là bình thường?

Mỗi trẻ có tần suất đi cầu khác nhau, tuy nhiên hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đi tiêu từ vài lần mỗi ngày đến vài ngày một lần. Tần suất đi cầu với trẻ sơ sinh không quá quan trọng, quan trọng là phân mềm và dễ đi.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có xu hướng đi cầu ra phân có màu vàng nhạt hơn. Nguyên nhân là do sữa mẹ được tiêu hóa tốt hơn so với sữa công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể đi cầu ngay sau mỗi lần bù, nhưng trẻ bú mẹ một tuần không đi tiêu vẫn được xem là bình thường. Trẻ bú bình cần đi tiêu hàng ngày vì phân lỏng hơn. Phân của trẻ bú bình có mùi nặng hơn như phân của người lớn.

Không có gì lạ khi phân của bé thay đổi về màu sắc và độ đặc, lỏng theo từng ngày. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thời gian dài khiến phân cứng hơn, đi cầu ít hơn cũng có thể khiến bé bị táo bón.

Khi trẻ cai sữa và bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc, phân của trẻ sẽ thay đổi về màu sắc và mùi, tần suất đi tiêu cũng sẽ thay đổi. Phân trở nên đặc hơn, sẫm màu hơn và nặng mùi hơn rất nhiều. Cha mẹ sẽ thấy rằng phân của trẻ sẽ thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn đã cho trẻ ăn.

Khi trẻ lớn lên, cha mẹ sẽ thấy những thay đổi lớn hơn nữa về tần suất và độ đặc của phân, mà thường chúng thường phụ thuộc vào những gì trẻ đang ăn.

Trẻ đi tiêu thế nào là bất thường?

Như cha mẹ có thể thấy, sự khác biệt lớn trong thói quen đi tiêu của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và những gì trẻ được cho ăn. Và sự thay đổi bất thường trong thói quen cho trẻ sẽ cho thấy trẻ đang gặp vấn đề.

Ở trẻ bình thường, trẻ sẽ đi cầu từ 3 lần một ngày đến 2 ngày một lần. Nếu tần suất ở trẻ ít hơn có nghĩa là trẻ có khả năng bị táo bón.

Tuy nhiên nếu phân vẫn mềm, và đi ngoài dễ dàng thì vẫn có thể là bình thường.

Thang điểm Bristol đánh giá mức độ táo bón

Thang điểm Bristol đánh giá mức độ táo bón

Nếu trẻ chỉ hơi đỏ mặt khi rặn đi tiêu thì có thể là bình thường nhưng nếu trẻ phải rặn nhiều thì có nghĩa là trẻ bị táo bón. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón vì sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp phân mềm và dễ đi cầu.

Các loại táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Trẻ bị táo bón chức năng

Đây là loại táo bón phổ biến nhất, chiếm đến 95% trong số trẻ em bị táo bón, trong đó có:

  • Táo bón từng cơn ngắn: trẻ thường bị táo bón nhẹ trong 1 vài ngày, và có thể giải quyết nhanh chóng mà không cần điều trị
  • Táo bón kéo dài: loại táo bón này thường kéo dài hơn và khó điều trị hơn

Trẻ bị táo bón do bệnh lý

Tình trạng này thường không phổ biến, và táo bón được cho là thứ phát từ các vấn đề này. Ví dụ như:

  • Trẻ bị suy giáp
  • Trẻ bị bệnh xơ nang
  • Các bệnh hiếm gặp với sự bất thường của ruột, ví dụ như bệnh Hirschsprung
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nguyên nhân gây táo bón chức năng ở trẻ

Chế độ ăn uống

Khi trẻ có chế độ ăn không đủ chất xơ và uống ít nước sẽ khiến phân có xu hướng trở nên cứng hơn, khô hơn và khó đi ngoài dẫn đến táo bón.

Chế độ ăn ít chất xơ dễ khiến trẻ bị táo bón

Chế độ ăn ít chất xơ dễ khiến trẻ bị táo bón

Trẻ nhịn đi cầu

Điều này có nghĩa là trẻ có cảm giác cần phải đi vệ sinh nhưng lại nhất định không chịu đi. Trẻ thường giữ chặt phân và cố gắng phớt lờ mong muốn đi tiêu. Cha mẹ có thể thấy một số biểu hiện dưới đây nhận biết trẻ đang nhịn đi cầu:

  • Trẻ hay bắt chéo chân, ngồi trên gót chân hoặc làm những việc tương tự để chống lại cảm giác buồn đi vệ sinh
  • Trẻ bấu chặt mông để ngăn phân ra ngoài
  • Đôi khi trẻ trông như đang cố gắng đi ị nhưng thực tế là chúng đang cố gắng để giữ phân lại
  • Cha mẹ sẽ nhận thấy những vết ố của phân trên quần của bé, thường xuất hiện khi trẻ không giữ phân được lâu hơn

Trẻ nhịn đi cầu càng lâu thì phân càng to, cuối cùng trẻ vẫn phải đi cầu nhưng phân lớn nên khó đi và gây đau hơn. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn nhịn đi cầu => táo bón => nhịn đi cầu và khiến trẻ sợ đi cầu vào những lần sau. Một số lý do khiến trẻ nhịn đi cầu:

  • Lần đi tiêu trước của trẻ quá đau đớn và vật vã nên trẻ không muốn làm việc đó thêm một lần nữa
  • Hậu môn của trẻ có vết nứt hậu môn do lần đi đại tiện trước đó, do đó trẻ bị đau đớn khi đi tiêu dẫn đến không muốn đi
  • Trẻ không thích nhà vệ sinh lạ hoặc có mùi, chẳng hạn như ở trường hoặc khu công cộng
Nhịn đi cầu là một trong các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Nhịn đi cầu là một trong các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Do vấn đề về tâm lý

Táo bón có thể trở nên tồi tệ hơn khi trẻ khó chịu do thay đổi thói quen hoặc môi trường xung quanh.

Ví dụ khi cả gia đình chuyển nhà hoặc trẻ bắt đầu đi nhà trẻ. Hoặc khi cha mẹ bắt đầu huấn luyện cho trẻ ngồi bô khiến trẻ sợ hãi khi sử dụng bô.

Sợ hãi và ám ảnh thường là lý do dẫn đến táo bón ở trẻ trong trường hợp này.

Các triệu chứng của táo bón trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị táo bón thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Khó khăn hoặc căng thẳng khi đi tiêu
  • Đau đớn khi đi cầu, đôi khi có vết máu trong tã lót hoặc trên giấy vệ sinh do có vết rách nhỏ trên hậu môn.
  • Tần suất đi cầu ít hơn bình thường. Trung bình trẻ nhỏ bị táo bón đi cầu ít hơn 3 lần một tuần.
  • Phân cứng, có thể rất lớn hoặc dạng viên, nhỏ như phân dê

Ngoài ra khi trẻ hay bị táo bón, tần suất đi cầu ít, phân cứng, có thể gây ra:

  • Đau bụng
  • Ăn không ngon miệng
  • Cảm thấy không khỏe
  • Thay đổi hành vi, chẳng hạn như thường xuyên cáu kỉnh hoặc không vui
  • Khó chịu, bồn chồn và các dấu hiệu khác cho thấy trẻ cần đi vệ sinh
  • Buồn nôn

Bé bị táo bón nặng có thể gây ra hiện tượng trung tiện, khi đó phân sẽ tích tụ lại thành một khối lớn kẹt trong trực tràng. Điều này có thể gây ra hiện tượng són phân khiến cha mẹ dễ nhầm lần với tiêu chảy.

Trẻ bị táo bón nặng thường xảy ra hiện tượng són phân

Trẻ bị táo bón nặng thường xảy ra hiện tượng són phân

Điều trị táo bón ở trẻ em như thế nào?

Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng được sử dụng tùy vào độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của táo bón và phản ứng với điều trị khác. Thuốc nhuận tràng cho trẻ em thường có dạng gói hoặc bột pha thành đồ uống, hoặc dạng siro. Thuốc nhuận tràng sử dụng cho trẻ em được chia thành hai loại:

Macrogols (hay còn gọi là polyethylen glycol): là thuốc nhuận tràng nhuận tràng thẩm thấu, giúp kéo nước vào lòng ruột, giữ cho phân mềm hơn. Lactulose cũng là một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu khác, hoạt động như một chất giúp làm mềm phân.

Thuốc nhuận tràng kích thích: Loại thuốc này kích thích ruột tống phân ra ngoài. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng kích thích khác nhau như: sodium picosulfate, bisacodyl, senna và docusate sodium…Thuốc nhuận tràng kích thích có thể được kê đơn cùng với Macrogol để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc nhuận tràng thường được chỉ định cho trẻ sử dụng tiếp tục trong vài tuần sau khi trẻ đã bớt táo bón và hình thành được thói quen đi tiêu đều đặn.

Đây được coi là điều trị duy trì, vì thế tổng thời gian điều trị có thể kéo dài đến vài tháng. Không dừng thuốc nhuận tràng một cách đột ngột vì ngừng thuốc đột ngột có thể khiến táo bón nhanh chóng tái phát.

Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên giảm liều từ từ trong một khoảng thời gian, tùy thuộc vào độ đặc của phân và tần suất đi cầu. Có những trẻ táo bón nặng phải điều trị bằng thuốc nhuận tràng trong vài năm.

Điều trị tắc nghẽn phân – nếu cần

Việc điều trị sẽ tương tự như việc dùng thuốc nhuận tràng, nhưng sự khác biệt chính là ban đầu cần dùng thuốc nhuận tràng với liều cao để làm sạch phân gây tắc nghẽn trực tràng. Thứ hai, thuốc nhuận tràng thường sử dụng trong thời gian dài hơn để điều trị duy trì.

Mục đích là để ngăn phân cứng tái phát trở lại, và ngăn cản sự tích tụ của phân, trực tràng bị phì đại dần dần có thể trở lại kích thước ban đầu và hoạt động bình thường trở lại.

Điều trị để loại bỏ phân bị tắc nghẽn trong trực tràng có thể là khoảng thời gian khó khăn cho cả cha mẹ và bé. Nhiều khi con sẽ bị đau bụng hơn trước và phân nát hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải kiên trì vì đây chỉ là tạm thời, làm sạch phân bị tắc nghẽn và một phần thiết yếu của việc điều trị táo bón.

Trong một số trường hợp trẻ sử dụng thuốc nhuận tràng nhưng vẫn không đáp ứng, thì trẻ sẽ được chỉ định các loại thuốc mạnh hơn để làm rỗng ruột, được gọi là thuốc thụt tháo.

Thụt hậu môn cho trẻ khi tắc nghẽn phân quá nặng

Thụt hậu môn cho trẻ khi tắc nghẽn phân quá nặng

Thay đổi chế độ ăn

Không nên áp dụng các biện pháp ăn kiêng để điều trị táo bón cho trẻ vì nó không giải quyết được vấn đề này ở trẻ.

Tuy nhiên, cần phải tạo cho trẻ một thói quen ăn uống điều độ, như cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường các thực phẩm gaifu chất xơ.

Việc làm này giúp ngăn ngừa táo bón quay trở lại khi đã khỏi.

Các biện pháp phòng ngừa cho trẻ bị táo bón

Khi trẻ thường xuyên bị táo bón, việc ăn các thức ăn có chứa nhiều chất xơ và uống nhiều nước làm cho phân tuy lớn nhưng mềm và dễ tống ra ngoài, tăng cường tập thể dục cũng được coi là có ích.

Thay đổi chế độ ăn và tăng cường chất xơ

Biện pháp này sử dụng cho những trẻ đã bắt đầu ăn dặm và trẻ lớn hơn. Các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc và bánh mì nguyên cám.

Bổ sung chế độ ăn giàu chất xơ thường “nói dễ hơn làm” vì trẻ thường không thích những thực phẩm này. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì cũng tốt hơn là không có. Dưới đây là một số ý tưởng gợi ý món ăn cho mẹ để tăng lượng chất xơ cho bé:

  • Bữa ăn gồm khoai tây chiên với đậu nướng hoặc súp rau với bánh mì
  • Mơ hoặc nho sấy khô cho bữa phụ
  • Cháo hoặc ngũ cốc giàu chất xơ cho bữa sáng
  • Bổ sung trái cây vào mỗi bữa ăn – mẹ có thể cắt thành miếng nhỏ và trang trí để trông hấp dẫn hơn.
  • Thêm rau vào bữa ăn cho trẻ bằng cách xay nhỏ để làm nước sốt hoặc cho vào súp
  • Cho trẻ ăn các loại bánh mì nguyên cám, mì ống…

Hiệp hội các chuyên gia dinh dưỡng Anh Quốc khuyến nghị lượng chất xơ nên bổ sung hàng ngày (cho trẻ từ 2 tuổi) như sau:

  • Từ 2 – 5 tuổi: 15g chất xơ mỗi ngày
  • Từ 6 – 11 tuổi: 20 g chất xơ mỗi ngày
  • Từ 12 – 15 tuổi: 25g chất xơ mỗi ngày
  • Từ 16 tuổi trở lên: 30g chất xơ mỗi ngày
Bổ sung chất xơ cho trẻ để phòng ngừa táo bón

Bổ sung chất xơ cho trẻ để phòng ngừa táo bón

Bổ sung chất lỏng

Nếu trẻ bú bình có xu hướng bị táo bón, cha mẹ có thể thử cho trẻ uống nước giữa các lần bú (tuyệt đối không được pha loãng sữa công thức).

Trẻ lớn hơn đã cai sữa có thể cho uống thêm nước hoa quả pha loãng (nhưng không được thêm đường). Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy bổ sung thêm trái cây và các loại rau nấu chín sau bữa ăn để ngăn ngừa táo bón.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và các loại nước trái cây chứa fructose hoặc sorbitol có tác dụng nhuận tràng (như nước ép mận, lê hoặc táo). Hạn chế cho trẻ uống nước có gas vì nó không tốt cho sức khỏe và khiến trẻ nhanh no.

Một số mẹo khi đi cầu

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên, có thể sau khi ăn sáng, trước khi đến trường là tốt nhất. Cố gắng dành nhiều thời gian để bé không cảm thấy bị vội vàng.

Tạo cho bé thời gian đi vệ sinh được thư giãn. Hãy nói với bé về những gì đang xảy ra, giải thích những gì cha mẹ đang làm khi thay tã để trẻ hiểu về “tè” và “ị”, giải thích bô hoặc bồn cầu để làm gì…

Khuyến khích trẻ đi vệ sinh: trẻ nào cũng thích được khen và tặng quà, đôi khi cha mẹ có thể thưởng cho trẻ một món đồ chơi nhỏ hoặc một món ăn ngon nếu bé đi cầu tốt, khen ngợi trẻ khi trẻ đi cầu trong bô hoặc bồn cầu…hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tránh căng thẳng về vấn đề đi vệ sinh.

Vì nếu con bị táo bón mà lại thấy rằng cha mẹ luôn căng thẳng hoặc khó chịu, trẻ sẽ tiếp nhận cảm giác này và vấn đề đi vệ sinh sau đó có thể trở thành một cuộc chiến gay gắt hơn.

Tập cho trẻ thói quen đi cầu để tránh táo bón

Tập cho trẻ thói quen đi cầu để tránh táo bón

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến trẻ bị táo bón. Táo bón chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và liên quan đến chế độ ăn uống của trẻ. Do đó, không chỉ điều trị táo bón nhất thời mà cha mẹ còn nên áp dụng các biện pháp khoa học để phòng ngừa táo bón quay trở lại nhé.

Nguồn tham khảo: https://isilax.vn/tre-bi-tao-bon/

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng