Bà bầu bị táo bón nặng – Vấn đề thường gặp khi mang thai

26.549 người đã xem

Khoảng 40% phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Một số người chỉ bị nhẹ nhưng cũng rất nhiều người rơi vào trường hợp nghiêm trọng. Đặc biệt khi bà bầu bị táo bón nặng khiến việc đi tiêu, trở thành một trải nghiệm đau đớn khó quên.

Một vài lời khuyên cho bà bầu bị táo bón

Táo bón khi mang thai có được dùng thuốc không?

ba-bau-bi-tao-bon-nang

Táo bón là gì?

Nếu bạn chưa bao giờ bị táo bón hoặc nghĩ rằng tất cả các quảng cáo về thuốc chống táo bón thường là ngớ ngẩn, thì có thể bạn sẽ phải nghĩ lại. Táo bón trong thai kỳ và sau sinh có thể xảy ra cho bất cứ ai và nó là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất liên quan đến việc mang thai.

Táo bón là tình trạng ít đi ngoài, phân cứng và khô. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Nó thường là kết quả của một điều kiện như mang thai, lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc các bệnh khác.

Triệu chứng bà bầu bị táo bón nặng

Các triệu chứng của bà bầu bị táo bón nặng bao gồm các triệu chứng của táo bón kèm thêm một số triệu chứng đau đớn:

ba-bau-bi-tao-bon-nang-(1)

Điều gì gây đau đớn khi bà bầu bị táo bón nặng

Nước giúp duy trì hình dạng mềm mại, dễ di chuyển của khối phân trong ruột. Khi còn lại ít chất lỏng, khối phân trở nên khô cứng, nó sẽ cọ vào thành ruột, gây đau đớn, đôi khi làm rách ruột, gây chảy máu. Bà bầu khi bị táo bón nặng có thể cảm thấy đau bụng, đầy bụng, hơi thở hôi và vô cùng khó chịu.

Bà bầu bị táo bón nặng có nghiêm trọng không?

Bà bầu bị táo bón là hiện tượng thường gặp. Táo bón gây ra những bất tiện cho người mắc, đa phần nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bà bầu bị táo bón nặng, hãy đi khám bác sĩ để có thể điều trị tình trạng này sớm. Bởi táo bón có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như:

Bệnh trĩ

Do các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn hoặc sưng lên. Chúng có thể gây đau, ngứa và có thể gây chảy máu.

Nứt kẽ hậu môn

Điều này có thể xảy ra khi bạn cố gắng đi tiêu, đặc biệt khi bị táo bón nặng khối phân sẽ rất khô, cứng, hoặc lớn. Bạn có thể cảm nhận nó, vì nó rất đau đớn, thậm chí nếu cố rặn còn có thể xảy ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Chúng có thể gây ra cơn đau dữ dội kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu bị táo bón nặng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần dẫn tới thiếu chất, thai nhi cũng vì thế mà không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khi sinh ra bé sẽ thiếu cân, còi cọc.

Nguyên nhân của táo bón thai kì, dẫn đến việc bà bầu bị táo bón nặng

ba-bau-bi-tao-bon-nang-(2)

Hormon thai kì

Progesteron giúp làm mềm các dây chằng đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ. Nhưng sự xuất hiện của nó, cũng làm giãn cơ trơn ở ruột, làm cho thành ruột trở nên mền hơn và thư giãn nhiều hơn, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thực phẩm. Kết quả là, khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không đi vệ sinh thường xuyên hàng ngày và dẫn đến táo bón. Một số phụ nữ mang thai đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.

Ít vận động

Nếu bà bầu không tập thể dục thường xuyên, toàn bộ hệ thống của cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, ghóp phần làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Ốm nghén

Buồn nôn và nôn có thể làm giảm lượng chất lỏng trong cơ, thể có ảnh hưởng đến chức năng của ruột.

Sự phát triển của thai nhi

Khi quá trình mang thai của bạn tiến triển, bé trở nên lớn hơn, tạo áp lực lên vùng chậu của mẹ, kết hợp với các cơ sàn chậu giãn, ruột và trực tràng bị nén lại, sẽ làm cho táo bón xảy ra dễ dàng hơn.

Giảm hoạt động ruột non

Điều này ảnh hưởng đến sự chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và cách nó đi vào ruột lớn.

Thay đổi chế độ ăn

Nhiều phụ nữ thay đổi chế độ ăn khi mang bầu: ăn nhiều thịt, uống nhiều sữa, và các sản phẩm từ sữa như pho mát, bơ sữa. Những thực phẩm này có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón. Thực phẩm giàu đạm có thể khó tiêu hóa hơn thực phẩm từ thực vật và ngũ cốc.

Bổ sung sắt

Chất bổ sung sắt có thể dẫn đến táo bón. Thiếu máu có thể góp phần làm táo bón, do làm giảm trương lực ruột. Nhưng việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Một số bà bầu nhận thấy việc bổ sung sắt khiến họ trở nên táo bón nặng hơn. Các loại thức ăn có chất sắt cao như rau lá xanh, thịt đỏ và đậu là các lựa chọn có thể thay thế.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Táo bón thường xảy ra ở những thai phụ đã bị lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.

Nhịn đi vệ sinh

Nhịn đi vệ sinh có thể dẫn đến táo bón. Liên tục làm như vậy có thể làm thay đổi hoạt động bình thường của thành ruột và trực tràng. Kết quả, các tín hiệu sơ tán thông thường bị biến mất, táo bón trở nên khó điều trị.

Bị mắc một số bệnh

Bệnh tiểu đường thai nghén, bệnh trĩ hoặc bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây táo bón.

Khắc phục tình trạng táo bón thai kì

ba-bau-bi-tao-bon-nang-(4)

  • Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan, trương nở trong ruột, tạo thành dạng gel mềm, và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Chất xơ dễ tan được tìm thấy trong khoai tây và bí. Chất xơ không tan, di tản ra khỏi cơ thể cũng giống như khi nó đi vào, ví dụ: Ngô, cà rốt. Trong thời kỳ mang thai lượng chất xơ cần thiết hàng ngày là 25-28g/ngày.
  • Uống nhiều nước: Khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày thực sự có tác dụng phòng và điều trị táo bón.
  • Tập thể dục thường xuyên và di chuyển cơ thể: Bơi, đi bộ, tập yoga và tăng cân dần dần và hợp lý là lý tưởng trong thời kỳ mang thai.
  • Dành thời gian để ngồi trên nhà vệ sinh: Trong khoảng thời gian nhất định, hàng ngày. Sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối và cố gắng không được vội vàng. Mang theo một cuốn sách với bạn, đọc tờ giấy, khóa cửa và cố gắng thư giãn, tránh ngồi trong nhà vệ sinh lâu.
  • Tránh bỏ qua những kích thích đi ngoài.
  • Tránh uống quá nhiều caffein: Caffein có tác dụng lợi tiểu, dễ làm cơ thể mất nước làm ảnh hưởng đến táo bón. Nước, nước trái cây và nước khoáng là những lựa chọn hợp lý.
  • Một số thuốc có thể gây táo bón: Hỏi bác sĩ những lựa chọn thay thế mà bạn có thể thực hiện.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng: Nếu bà bầu bị táo bón quá nặng, mọi biện pháp khắc phục bằng tự nhiên đều không có hiệu quả thì lúc này có thể phải sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, trong thời gian mang thai mẹ bầu tuyệt đối không được tự uống bất kì một loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Các biện pháp khắc phục nào mà bạn không nên sử dụng để điều trị táo bón khi mang thai?

  • Dầu khoáng: Đừng tự trị táo bón của bạn bằng cách sử dụng các loại dầu khoáng như dầu thầu dầu bởi vì nó làm giảm khả năng của hệ thống cơ thể. Và nó có thể dẫn đến việc chuyển dạ sớm (sinh non).
  • Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng: Một số loại thuốc nhuận tràng bà bầu có thể sử dụng, những một số loại có thể kích thích tử cung dẫn đến dẫn đến việc chuyển dạ sớm và gây mất nước, làm tình trạng táo bón nặng hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc để điều trị táo bón ở bà bầu cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Isilax Mamma – Hỗ trợ điều trị và phòng chống táo bón thai kì

Để tránh việc bị táo bón rồi dẫn đến táo bón nặng. Mẹ bầu nên chủ động phòng tránh trước khi mắc triệu chứng này. Để phòng tránh, mẹ bầu hãy cần có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như vận động cơ thể như phía trên chúng tôi đã nói.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng thêm Isilax Mamma – Một chế phẩm được nhập khẩu từ Ý với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên. Bao gồm: Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), nước ép cô đặc Mận khô (Prune), nước ép cô đặc Kiwi, Inulin, Pectin Táo.

isilaxmama

Các loại thảo dược có trong Isilax Mamma đều đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu, vì vậy sản phẩm hoàn toàn phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú. Chính vì vậy các mẹ có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này nhé.

Mọi thông tin chi tiết về hiện tượng bà bầu bị táo bón nặng cũng như về sản phẩm Isilax Mamma, các mẹ có thể để lại bình luận hoặc gọi điện đến số hotline của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm.

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng