Trẻ 3 Tháng Tuổi Đi Ngoài Mấy Lần Một Ngày?

32.389 người đã xem

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là băn khoăn của không ít các bậc phụ huynh có con nhỏ. Liệu số lần trẻ đi ngoài trong ngày có liên quan tới bệnh lý đường tiêu hóa không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?

Ở tháng thứ 3, trẻ sơ sinh có mức chỉ số cân nặng và chiều cao tăng trưởng mạnh. Thông thường, lúc này bé sẽ dài khoảng 55-67 cm và nặng thêm từ 0.6-1kg so với tháng trước. Đây chỉ là những con số ước lượng, thiên thần nhỏ của bạn có thể sẽ phát triển chậm hoặc nhanh hơn một chút.

Chính sự tăng trưởng đặc biệt này, nên hệ thống đường tiêu hóa ở trẻ cũng có sự thay đổi nhất định. Bé yêu của bạn sẽ đi ngoài nhiều hơn bình thường. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều mẹ thắc mắc trẻ 3 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?

Trong những tháng đầu đời, các bé có thể trạng ổn định với mỗi lần bú ít nhất 10 phút, bé sẽ bú tới 190-220ml sữa. Vậy với sức ăn như vậy, bé 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Đáp án là đa phần các bé sẽ đi ngoài 1 hoặc rất nhiều lần trong ngày, tần suất có thể lên tới 5-7 lần. Nếu bé có số lần đi ngoài trong ngày ổn định, kết cấu, màu sắc phân không bất thường thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé nhiều ngày mới đi ngoài 1 lần thì cũng không nên quá lo lắng nhé. Tần suất đi ngoài trong ngày của trẻ không hề có liên quan tới tình hình sức khỏe của bé.

Điều này trở lên đáng lo nếu như, bé ít đi ngoài kèm với triệu chứng quấy khóc, biếng ăn, đau, phân rắn, khô, hoặc lỏng. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, do vậy số lần đi ngoài cũng sẽ khác nhau nên tình trạng của bé cũng không giống nhau. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và các biện pháp can thiệp kịp thời.

Nhìn phân trẻ đoán bệnh

Với những mẹ có kinh nghiệm nuôi con, họ có thể hoàn toàn biết được tình trạng sức khỏe của con thông qua việc quan sát sự thay đổi màu sắc và kết cấu của phân trong những lần đi ngoài.

Tuy nhiên, đây lại là một “nhiệm vụ” khá khó khăn với những ai lần đầu làm mẹ. Vậy trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài như thế nào? Phân của trẻ như nào là bị bệnh, như nào là bình thường?

Nhìn phân của trẻ đoán bệnh

Nhìn phân của trẻ đoán bệnh

Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào là bình thường

  • Phân của bé bú sữa mẹ: Có màu xanh, vàng nhạt, dạng lỏng nhưng mịn.
  • Phân của bé dùng sữa ngoài: Có màu nâu vàng, nặng mùi, lượng phân nhiều hơn so với những bé bú sữa mẹ. Phân có tình trạng vón cục, lợn cợn.
  • Phân của bé chuyển từ dùng sữa mẹ qua sữa ngoài: Màu sắc đậm hơn và cũng có hình khối rõ rệt hơn.

Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào là bất thường?

Tần suất đi ngoài ở mỗi bé là không giống nhau, do vậy mẹ luôn băn khoăn trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa:

  • Táo bón: Phân cứng, khô, hình dạng nhỏ như phân dê hoặc to quá cỡ. Mỗi lần trẻ đi ngoài đều quấy khóc, vẻ mặt hiện rõ sự đau đớn.
  • Tiêu chảy: Phân của trẻ thường rất loãng, thậm chí toàn nước. Số lần đi ngoài của trẻ cũng tăng lên bất thường, khoảng 7-10 lần/ngày.
  • Phân nhạt màu: Trẻ đi ngoài có phân màu trắng, đây có thể là biểu hiện của đi ngoài phân sống.
  • Phân màu xanh lá: Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú nhiều sữa trước (sữa chứa ít calo) và ít sữa cuối (sữa chứa nhiều chất béo). Hoặc rất có thể bé bị nhiễm trùng ruột.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài

Nếu mẹ biết xử lý mọi việc đúng cách, tình trạng đi ngoài của trẻ 3 tháng tuổi không phải là mối hiểm họa khó lường. Để mẹ bớt lo âu khi chăm sóc bé yêu, cũng như để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

0 – 6 tháng tuổi chỉ nên dùng sữa mẹ

Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng, mẹ không nên bổ sung cho bé thực phẩm gì khác ngoài sữa mẹ. Đến giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi mẹ mới nên bổ sung cho bé những thực phẩm khác phù hợp (cũng có nhiều trường hợp bé sẽ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 5).

Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài

Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài

Mẹ cần có chế độ ăn đúng chuẩn

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần phải có chế độ ăn đúng chuẩn. Thực đơn hàng ngày của mẹ cần được cân bằng giữa lượng chất xơ, protein và các thực phẩm giàu vitamin khác.

Trường hợp bé đang bị táo bón, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ quả và trái cây.

Mẹ nên hạn chế ăn nhiều đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn cay. Đây đều là những tác nhân xấu gây giảm chất lượng sữa, khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị bệnh.

Tham khảo bí quyết chăm sóc trẻ từ chuyên gia

Trẻ 3 tháng tuổi rất nhạy cảm, do đó mẹ cần sát sao trong việc chăm sóc và vệ sinh cho bé. Với những ai lần đầu làm mẹ, tham khảo bí quyết chăm sóc bé yêu từ người có kinh nghiệm hoặc từ chuyên gia là điều thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp mẹ có thêm hành trang vững chắc để xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường của trẻ.

Giữ bé luôn ấm áp

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, do vậy để chống lại những tác nhân xấu có nguy cơ xâm nhập cơ thể trẻ, mẹ cần giữ cho cơ thể bé luôn ấm. Đặc biệt là vùng bụng, chân, tay, cổ,…

Đặc biệt, mẹ không nên cho bé uống thuốc kháng sinh một cách tùy tiện. Trong giai đoạn này, việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh cần có ý kiến chỉ định từ bác sĩ, phụ huynh bắt buộc phải tuân theo.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Trẻ 1 Tháng Tuổi Đi Ngoài Bao Nhiêu Lần Được Coi Là Bình Thường

Trẻ 2 Tháng Tuổi Đi Ngoài Mấy Lần Một Ngày Là Bình Thường

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón

Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày?

Trẻ 2 Tháng Tuổi Đi Ngoài Mấy Lần Một Ngày Là Bình Thường?

Những Điều Cần Biết Về Táo Bón Ở Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi

Bài viết nên xem

Chuyên mục sức khỏe nhi khoa số 1: Táo bón trẻ nhỏ, nguyên nhân & nguyên tắc điều trị

Kỹ thuật Massage bụng “Mẹ yêu con” giúp bé tiêu hóa tốt hơn

Trải nghiệm trung thu sớm cho trẻ em vùng cao cùng đoàn thiện nguyện nhãn hàng Fitobimbi Isilax

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng