Táo bón là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón để có biện pháp khắc phục sớm cho trẻ.
Mục Lục
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể không đi tiêu mỗi ngày bởi vì gần như tất cả các chất dinh dưỡng đều được trẻ hấp thụ. Trên thực tế, trẻ bú mẹ hầu như không bị táo bón. Mặt khác, trẻ bú sữa công thức có thể đi tiêu ba đến bốn lần trong một ngày hoặc thậm chí vài ngày một lần.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn đi cầu bình thường ở trẻ khỏe mạnh rất khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: các loại sữa, trẻ đã bắt đầu ăn dặm hay chưa hoặc loại thức ăn cụ thể mà trẻ đang được cung cấp.
Hiểu được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón có thể giúp cha mẹ phát hiện ra vấn đề sớm trước khi táo bón ở trẻ đã trở nên nặng hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh:
Đi tiêu không thường xuyên
Số lần đi tiêu của trẻ dao động tùy theo từng ngày, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu làm quen với các loại thức ăn mới. Nếu vài ngày trẻ sơ sinh không đi tiêu kèm theo phân cứng thì rất có thể trẻ đang bị táo bón.
Táo bón không chỉ được xác định bởi tần suất đi tiêu mà còn được đánh giá bởi độ cứng của phân. Do đó, nếu trẻ ít đi tiêu nhưng phân vẫn mềm, dễ đi thì không phải táo bón cha mẹ nhé.
Trẻ phải rặn nhiều khi đi cầu
Nếu bé phải rặn nhiều khi đi tiêu thì rất có thể đây là dấu hiệu của táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường đi ngoài ra phân rất cứng, to hoặc nhỏ như phân dê. Phân cứng khiến trẻ rất khó đi, vì thế trẻ phải rặn nhiều hơn, thậm chí đỏ mặt để tống xuất phân ra ngoài.
Đồng thời trẻ có thể quấy khóc dữ dội vì trẻ chưa biết nói và biểu đạt bằng hành động cho cha mẹ biết.
Thấy có máu trong phân
Nếu mẹ nhận thấy có những vệt máu đỏ tươi trên phân hoặc trên tã lót của bé, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang phải rặn rất mạnh để đi cầu.
Khi phân cứng và trẻ phải rặn nhiều sẽ gây ra những vết rách li ti xung quanh thành hậu môn, dẫn đến thấy có máu lẫn trong phân. Đây được xem là dấu hiệu trẻ táo bón đã khá nặng.
Bụng cứng
Bụng căng cứng cũng là một trong các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị táo bón sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, dẫn đến bụng bé luôn cảm thấy bị đầy hoặc căng cứng.
Không chịu ăn
Bé sẽ nhanh chóng cảm thấy no khi bị táo bón vì phân tắc nghẽn trong ruột không thoát ra được, đồng thời trẻ thường xuyên đầy bụng, khó tiêu nên trẻ sẽ không chịu ăn, mất cảm giác thèm ăn vì cảm thấy khó chịu.
Các biện pháp khắc phục chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Nếu cha mẹ nhận thấy các triệu chứng, dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thì có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm táo bón cho bé:
Đổi sữa
Nếu trẻ bú sữa mẹ thì mẹ hãy thử điều chỉnh chế độ ăn của bản thân vì rất có thể bé đang bị nhạy cảm với thức ăn mà mẹ đang ăn gây táo bón, mặc dù nguyên nhân này thường không phổ biến.
Nếu bé bú sữa công thức bị táo bón thì cha mẹ hãy cân nhắc đổi một loại sữa khác giúp bé bớt táo bón hơn nhé.
Tăng cường bổ sung chất lỏng cho bé
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là việc làm cần thiết giúp trẻ đi tiêu thường xuyên hơn.
Mẹ có biết một ngày trẻ uống nao nhiêu nước là đủ
Với trẻ bú sữa mẹ, hãy cho bé bú nhiều lần hơn, với trẻ bú sữa công thức, hãy cho trẻ uống thêm nước giữa các lần bú chứ không pha loãng sữa.
Với trẻ lớn hơn 6 tháng, cha mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép mận hoặc lê sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân từ đó giúp bé dễ dàng đi tiêu hơn.
Tăng cường vận động cho bé
Hoạt động nhiều giúp tăng tốc độ tiêu hóa và giúp phân di chuyển nhanh hơn trong ruột. Vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ không thể tự vận động, nên cha mẹ có thể giúp bé thực hiện các bài tập như các động đạp xe.
Massage
Massage bụng và phần bụng dưới một cách nhẹ nhàng có thể giúp kích thích trẻ dễ dàng đi tiêu hơn. Hãy massage cho trẻ vài lần trong ngày cho đến khi trẻ đi ngoài được nhé.
Hy vọng với những thông tin trên cha mẹ sẽ xác định được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết hoặc dễ dàng cải thiện bởi một số mẹo tự nhiên. Nếu những biện pháp kể trên vẫn không có hiệu quả, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán vì rất có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý khác phức tạp hơn.
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com