Một Ngày Trẻ Uống Bao Nhiêu Nước Là Đủ? – Lời Giải Đáp Từ Chuyên Gia

1.639 người đã xem

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể chắc hẳn mẹ nào cũng đều hiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nhu cầu của nước ở từng độ tuổi là khác nhau. Trẻ thiếu nước sẽ gây mệt mỏi, khó tập trung, nhưng nếu uống quá nhiều nước lại có thể gây ngộ độc. Vậy một ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ. Bài toán khó này sẽ được chuyên gia giải đáp ngay dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Một ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ?

Một ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ?

“Ngộ độc nước” – Hoàn toàn có thật!

Uống nước có thể ngộ độc – Trước thông tin này chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy vô cùng sốc. Thực tế, có thể ngộ độc nước trong trường hợp, lượng nước thu nạp vào cơ thể vượt quá khả năng lọc của thận. Lúc này, lượng nước dư thừa sẽ ngấm ngược vào máu, khiến sodium bị hòa tan. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ của trẻ nhỏ. Các triệu chứng ban đầu khi trẻ bị ngộ độc nước đó chính là: ngủ li bì, quấy khóc và thân nhiệt hạ thấp xuống dưới 36 độ C, có dấu hiệu động kinh, mặt sưng vù,…

Mặc dù nước có rất nhiều lợi ích với trẻ. Tuy nhiên, không phải cái gì cứ nhiều là tốt, quan trọng hơn cả mẹ phải nắm rõ lượng nước cần thiết để bổ sung cho đúng lứa tuổi của con mình.

Một ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Ths Lê Thị Hải – Viện dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, trẻ từ 0 tới 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoặc uống sữa bình không nhất thiết phải bổ sung thêm nước. Bởi, trong sữa mẹ hoặc sữa bột pha sẵn vốn đã chứa lượng dung tích nước cần thiết cho cơ thể bé rồi.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi một ngày uống bao nhiêu nước?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi một ngày uống bao nhiêu nước?

Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu đổ nhiều mồ hôi, táo bón hoặc còi xương thì mẹ có thể bổ sung cho trẻ nước khoảng 100-200ml/ngày.

Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

Từ 6 đến 12 tháng tuổi một ngày trẻ uống bao nhiêu nước? Thực tế, nhu cầu nước ở giai đoạn này còn phải tùy thuộc vào trọng lượng của trẻ, khoảng 100ml/kg.

Ví dụ: Nếu trẻ nặng 7kg thì mỗi ngày cần uống 7 x 100 = 700ml nước. Trong trường hợp, bé bú được 500ml thì mẹ cần cho bé uống thêm 200ml nước đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây để bù vào.

Nhu cầu nước ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

Nhu cầu nước ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, khả năng lọc thận và kích cỡ dạ dày cũng phát triển hơn. Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống thêm nước. Tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, lượng nước bổ sung ngoài sữa mỗi ngày là từ 120-240ml, sao cho không ảnh hưởng đến sức ăn và bú ở trẻ.

Ngoài ra, để biết mỗi ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ thì mẹ có thể quan sát màu nước tiểu của bé. Nếu nước tiểu của trẻ trong, có màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt thì chứng tỏ trẻ uống đủ nước. Còn trong trường hợp, nước tiểu có màu vàng đậm, nặng mùi thì có thể trẻ đang thiếu hụt nước trầm trọng, mẹ cần điều chỉnh lại cho phù hợp.

Trẻ từ trên 1 tuổi

Khi trẻ 1 tuổi, lượng sữa tiêu thụ hàng ngày sẽ giảm đi, thay vào đó là các thực phẩm rắn, cùng đồ ăn nhẹ. Đồng thời, trẻ ở giai đoạn này cũng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, vì vậy lượng nước bổ sung cho trẻ cũng phải thay đổi.

Nhu cầu nước cho trẻ trẻ 1 tuổi

Nhu cầu nước cho trẻ trẻ 1 tuổi

Vậy mỗi ngày trẻ cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe? Theo khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, lượng nước ở trẻ từ 1 đến 8 tuổi cần được tính theo độ tuổi. Chẳng hạn như: Trẻ 1 tuổi cần uống 1 ly nước, tương đương với 250ml mỗi ngày, trẻ 2 tuổi nên uống 2 ly và cứ thế. Mẹ có thể biết một ngày trẻ uống bao nhiêu nước qua bảng thống kê dưới đây.

Trẻ từ trên 1 tuổi uống bao nhiêu nước là đủ

Trẻ từ trên 1 tuổi uống bao nhiêu nước là đủ?

Thông thường, quy tắc này chỉ được áp dụng cho trẻ từ 1-8 tuổi, sau 8 tuổi sẽ có sự thay đổi.

Bên cạnh đó, khí hậu và thời tiết ở khu vực mà bé sống cũng ảnh hưởng đến lượng nước cần bổ sung mỗi ngày. Chẳng hạn như trẻ sống ở vùng khí hậu nóng, hay trẻ vận động thể lực nhiều, đồ nhiều mồ hôi thì nhu cầu nước cũng sẽ cần tăng lên.

Trẻ trên 10 tuổi

Nhu cầu nước ở trẻ trên 10 tuổi sẽ bằng với người lớn, khoảng từ 2-2.5l/ngày. Lượng nước cho trẻ uống cần được phân bổ đều trong ngày, thay vì uống liên tục trong cùng một lúc. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ để thận được nghỉ ngơi cũng như tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Nhu cầu nước cho trẻ trên 10 tuổi

Nhu cầu nước cho trẻ trên 10 tuổi

Nguyên tắc cho trẻ uống nước

Không nên đợi khát mới uống

Ngay cả khi trẻ đang rất khát, mẹ cũng nên cho trẻ uống nước từ từ. Hãy dạy trẻ uống từng ngụm nhỏ hoặc mẹ có thể cắm ống hút cho bé để điều tiết lượng nước trẻ uống mỗi lần. Điều này sẽ giúp nước có thời gian di chuyển từ thành ruột qua mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát.

Đặc biệt, mẹ cần tập cho bé thói quen uống nước chủ động, không nên đợi đến lúc bé khát mới uống nước. Bởi lúc này tế bào đã bị thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, việc bổ sung ồ ạt nước sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trẻ.

Không cho trẻ ăn và uống cùng lúc

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến cáo, chỉ nên cho trẻ uống nước 10 phút trước khi ăn và 1h sau khi ăn, tránh uống nước trong hoặc ngay sau bữa ăn. Bởi, uống nước ngay tại thời điểm thức ăn đang xuống dạ dày sẽ khiến hòa loãng và đưa dịch vị dạ xuống ruột, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.

Uống nhiều vào buổi sáng và ít vào buổi tối

Vào sáng sớm, mẹ nên cho trẻ uống nước ngay sau khi thức dậy. Cốc nước này sẽ có tác dụng rửa sạch dịch và cặn bã còn tồn đọng trong ruột. Đồng thời còn giúp trẻ tỉnh táo và tập trung hơn. Lượng nước còn lại sẽ được chia đều trong ngày, tuy nhiên, trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng, mẹ hạn chế cho trẻ uống nước để tránh gây rối loạn giấc ngủ.

Các loại nước nên không nên cho trẻ uống

Các loại nước tốt với trẻ

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây không những cung cấp đủ nước cho cơ thể mà còn bổ sung một số dưỡng chất (chất xơ, kali, magie,…) và Vitamin ( A, C, E,..). Bên cạnh đó, nước ép trái cây còn có tác dụng xua tan mệt mỏi, thúc đẩy hoạt động não bộ và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây

Lưu ý, khi cho trẻ uống các loại nước ép trái cây, mẹ không nên thêm đường, giữ nguyên vị trái cây sẽ tốt hơn.

Nước canh

Nếu bé nhàm chán với những cốc nước không mùi vị, mẹ có thể thay thế bằng những chén nước canh được nấu từ rau củ. Nước canh từ bí xanh, súp lơ, củ dền,.. không chỉ bổ dưỡng, tốt cho cơ thể mà còn không lo tăng cân, đặc biệt phù hợp với những trẻ thừa cân, béo phì.

Các loại nước không tốt với trẻ

Nước khoáng

Loại nước đóng chai có chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, natri, magie,… sẽ không phù hợp với cơ địa của trẻ. Bởi chức năng lọc ở thận còn hạn chế, việc bổ sung nhiều khoáng chất từ nước khoáng sẽ khiến cơ thể bị quá tải gây ra sự tồn đọng. Đồng thời ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim của trẻ.

Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas là đồ uống “nghèo dinh dưỡng”, nhưng nó lại trở thành món khoái khẩu của hầu hết trẻ em, bởi màu sắc sặc sỡ, vị ngọt trái cây gây kích thích.

Tác hại của loại đồ uống này thì chắc hẳn cha mẹ đều biết, đó chính là gây nguy cơ béo phì, tiểu đường. Không những thế, nếu trẻ uống thường xuyên, sẽ khiến trẻ không còn hứng thú với các món ăn trong bữa chính nữa. Từ đó gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Nước ép trái cây công nghiệp

Các loại nước này có chứa rất nhiều đường, trong khi đó hàm lượng khoáng chất và vitamin lại rất ít. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ thường xuyên uống loại nước này.

Trên đây là lời giải đáp từ chuyên gia về vấn đề một ngày trẻ uống bao nhiêu nước. Nước đóng vai trò rất quan trọng tới việc duy trì sự sống, do vậy qua thông tin này hy vọng mẹ sẽ biết cho trẻ uống bao nhiêu nước mỗi là đủ để vừa tận dụng được lợi ích của nước, vừa không gây ngộ độc cho trẻ. Chúc bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!

??? Xem thêm:

Các Loại Rau Trị Táo Bón Cho Trẻ Mà Mẹ Cần Ghi Nhớ

Trẻ Bị Táo Bón Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Nhất

So Sánh Các Cách Điều Trị Táo Bón Trẻ Em Hiện Nay

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón

Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Trẻ đầy bụng nên ăn gì

Chuyên Gia Giải Đáp Trẻ Bị Đầy Bụng Nên Ăn Gì?

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày?

Trẻ 2 Tháng Tuổi Đi Ngoài Mấy Lần Một Ngày Là Bình Thường?

Bài viết nên xem

5 Mẹo để Giúp Phát triển Khả năng Nói, Ngôn ngữ và Giao tiếp của Bé

Vì sao Fitobimbi Isilax là lựa chọn hàng đầu cho trẻ bị táo bón

Táo bón là gì? Tổng quan về táo bón

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng