Trẻ Mới Đi Lớp Hay Bị Táo Bón Mẹ Phải Làm Sao?

604 người đã xem

Táo bón ở trẻ thường xảy ra trong 3 thời điểm: giai đoạn ăn dặm, bắt đầu tập ngồi bô và đặc biệt nhất là khi trẻ mới đi lớp. Vậy trẻ mới đi lớp hay bị táo bón mẹ phải làm sao? Chú ý những gì để con thích ứng kịp thời với môi trường mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết nỗi băn khoăn này!

Trẻ đi lớp hay bị táo bón

Trẻ đi lớp hay bị táo bón

Nguyên nhân trẻ mới đi lớp hay bị táo bón?

Táo bón là căn bệnh thường thấy ở trẻ em, với các biểu hiện đặc trưng như: số lần đi đại tiện trong tuần giảm, phân to, khô và cứng, thời gian đi ngoài lâu, phải rặn dẫn đến nứt hậu môn chảy máu.

Tình trạng táo bón ở trẻ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là chế độ dinh dưỡng không khoa học. Cụ thể là, chế độ ăn khan hiếm chất xơ, ít nước, nhiều canxi, đồng thời không bổ sung đủ lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ bị táo bón.

Bên cạnh đó, còn có một lý do khác gây táo bón mà rất nhiều trẻ gặp phải, nó khởi nguồn từ việc trẻ bắt đầu đến lớp, tiếp xúc với môi trường mới. Thói quen cũng như tâm lý bị thay đổi cũng là tác nhân gây khiến trẻ khó đi ngoài, lâu dần dẫn tới tình trạng táo bón.

Nguyên nhân trẻ đi lớp hay bị táo bón

Nguyên nhân trẻ đi lớp hay bị táo bón

Trẻ ở nhà giờ giấc thường không cố định, bé được thoải mái sinh hoạt trong việc ăn, ngủ, nghỉ và đi vệ sinh. Thế nhưng, khi trẻ bắt đầu đến trường thì mọi thứ hoàn toàn xáo trộn với thói quen sinh hoạt trước đi.

Giờ học, giờ chơi đều được cố định khiến bé lờ đi cơn buồn vệ sinh hoặc bé chưa quen đi ở nhà vệ sinh công cộng nên cố gắng nhịn. Thậm chí, trong lớp có những bạn hay ị ra quần bị cô mắng, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, khiến bé sợ sệt không muốn đi vệ sinh.

Tất cả những nguyên nhân này đều có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.

Trẻ bị táo bón có biểu hiện gì?

Trẻ bị táo bón thường có những biểu hiện dễ nhận biết như sau:

  • Số lần đi ngoài trong tuần giảm, ít hơn 3 lần/tuần
  • Thời gian đi đại tiện rất lâu, thường sẽ phải rặn
  • Vẻ mặt của trẻ lộ rõ sự đau đớn, sợ hãi khi đi đại tiện
  • Phân khô, cứng, nhỏ như phân dê. Trường hợp nặng có thể đi ngoài ra máu
  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, sờ vào bụng cảm giác cứng

Trẻ bị táo bón kéo dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu, biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Phân thường khô và rắn, nên đi ngoài trẻ sẽ phải cố rặn gây chảy máu, nứt hậu môn, nặng hơn là sa trực tràng, nhiễm trùng, trĩ,…

Đáng lo ngại hơn là khi chất thải bị tích tụ tại ruột già quá lâu mà không bài tiết được ra ngoài sẽ tạo ra chất độc và thấm vào máu, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Trẻ mới đi lớp hay bị táo bón phải làm sao?

Khi thấy bé nhà mình có những biểu hiện táo bón, mẹ cần theo dõi việc đi đại tiện của con để có biện pháp can thiệp kịp thời. Mẹ nên chủ động trò chuyện, lắng nghe tâm sự của con để tìm ra khúc mắc vì sao trẻ đến lớp thường quên/ nhịn đi vệ sinh.

Trẻ mới đi lớp hay bị táo bón phải làm sao

Trẻ mới đi lớp hay bị táo bón phải làm sao

Đồng thời, trước khi bé bắt đầu đi học hay chuyển sang một môi trường mới, mẹ nên làm công tác tâm lý để con không bị sợ hãi mỗi lần gọi cô hoặc đi vệ sinh ở trường.

Bên cạnh đó, mẹ có thể nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm để cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp, sao cho trẻ có cảm giác thoải mái nhất mỗi lần đi vệ sinh tại trường.

Ngoài thời gian ở trường, khi ở nhà mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để không làm tình trạng táo bón ở trẻ thêm nặng:

Dạy bé thói quen đi vệ sinh đều đặn

Các bé trong độ tuổi vừa đi lớp thường rất ham chơi, thậm chí có bé nhịn cả đi vệ sinh vì không muốn bỏ lỡ cuộc vui, gây nguy cơ mắc bệnh táo bón. Chính vì vậy, hướng dẫn và rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên, đều đặn là điều vô cùng cần thiết.

Rèn cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Rèn cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Mẹ nên cho bé ngồi vào bồn cầu trong một khung giờ nhất định. Điều này sẽ giúp cơ thể bé tạo phản xạ đi vệ sinh theo giờ nhất định, từ đó việc đi vệ sinh sẽ diễn ra đều đặn hơn. Dù có thay đổi môi trường sinh hoạt, trẻ vẫn giữ được thói quen đi vệ sinh trong khung giờ đó!

Cho trẻ uống nhiều nước

Nước rất quan trọng với sự sống và cả hệ tiêu hóa. Cơ thể uống đủ nước sẽ làm phân mềm hơn, khiến quá trình đào thải diễn ra thuận lợi và làm phân mềm xốp hơn.

Tùy theo độ tuổi và trọng lượng, nhu cầu nước ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Lượng nước cần thiết bổ sung cho trẻ được tính theo công thức như sau: Lượng nước cần thiết (ml)/ngày = 1.000 + 50 x N

Trong đó: N là số kg của bé trừ đi 10

??? Một Ngày Trẻ Uống Bao Nhiêu Nước Là Đủ? – Chuyên Gia Giải Đáp

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Trẻ mới đi lớp hay bị táo bón nên ăn gì?

Khi trẻ mới đi lớp hay bị táo bón, mẹ nên chú trọng tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày cho bé.

Dưới đây là một số gợi ý những loại rau củ quả tốt cho trẻ bị táo bón:

  • Rau xanh: Rau ngót, rau mồng tơi, súp lơ, rau cải,….
  • Trái cây: Chuối, bưởi, cam, bơ, đu đủ, dâu tây, lê,… Những loại trái cây này không chỉ đem lại nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn bổ sung hàm lượng chất xơ và nước dồi dào. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn những loại trái cây này trực tiếp hoặc ép lấy nước để bé uống nhé!
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

  • Ngũ cốc hạt: Đậu lăng, đậu đen, gạo lứt,… Đây đều là các loại ngũ cốc hạt rất tốt cho tiêu hóa của trẻ.
  • Sữa chua: Đây là “thực phẩm vàng” dành cho trẻ bị táo bón. Các nhà khoa học tìm thấy trong sữa chua có rất nhiều lactobacillus GG, probiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ đó, hệ tiêu hóa được khỏe mạnh và hoạt động ổn định, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Những thực phẩm trẻ cần tránh

  • Đồ ăn nhanh: Trong các đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp có chứa hàm lượng chất bảo quản rất lớn, làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể. Do vậy, với trẻ nhỏ, mẹ hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm này để ngăn ngừa và không làm tình trạng táo bón trở lên nặng nề hơn.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt, nên không có khả năng hấp thu những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay cay nóng. Do đó, nếu bổ sung quá nhiều đồ ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, đây cũng là thực phẩm mẹ cần tránh xa, hạn chế cho bé sử dụng.
  • Sữa ngoài nhiều năng lượng: Hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại sữa có chứa nhiều dưỡng chất và năng lượng. Những loại sữa này thực sự không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, khiến bé không thể tiêu hóa hết được, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Mát xa bụng

Tác động từ bàn tay hoặc ngón tay lên da bụng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ, đồng thời giúp kích thích nhu động ruột cho trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Lưu ý khi mát xa bụng cho trẻ, mẹ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, có thể dùng 2 bàn tay xoa quanh bụng theo ngược chiều kim đồng hồ hoặc một tay vuốt lên từ dưới bụng, 1 tay vuốt xuống thật nhịp nhàng. Những thao tác này sẽ thật sự có ích khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi.

Ngâm hậu môn cho bé

Nước ấm là phương pháp trị trẻ mới đi lớp hay bị táo bón rất hiệu nghiệm. Mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm rồi tiến hành ngâm hậu môn cho trẻ. Việc làm này sẽ giúp cơ vòng hậu môn của trẻ được giãn ra, kích thích nhu động ruột, từ đó trẻ có thể đi ngoài dễ dàng hơn.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh vấn đề “trẻ mới đi lớp hay bị táo bón”. Hy vọng với chia sẻ này, mẹ đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức để chăm sóc cho thiên nhiên bé nhỏ. Chúc bé luôn khỏe mạnh và chóng lớn.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng