Táo bón là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là ở độ tuổi lên 3. Nhiều trẻ bị táo bón, mỗi lần đi đại tiện phân thường ra rất ít nên gây ra tình trạng tồn đọng chất thải tại ruột già. Khi thấy con khổ sở vì táo bón, dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng, mẹ nào cũng rất lo lắng không biết trẻ 3 tuổi khó đi ngoài có nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được chuyên gia giải đáp!
??? Bật Mí Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ 3 Tuổi Mà Mẹ Không Ngờ Tới
Mục Lục
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 3 tuổi
Khó đi ngoài ở trẻ nhỏ là tình trạng phân bị tắc nghẽn và ứ đọng tại đại tràng. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ Cụ thể như sau:
Chế độ ăn: Do chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc bé lười uống nước.
Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể khiến bé khó đi ngoài như nứt hậu môn, suy giáp, bệnh thần kinh, rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, viêm đại tràng… Ngoài ra, việc cho trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể gây nên tình trạng đại tiện khó.
Nhịn đi ngoài: Nhiều trẻ thường có thói quen nhịn đi tiêu bởi một số lý do. Có thể là bé sợ cảm giác đau khi mỗi lần đại tiện hoặc chỉ đơn giản là bé mãi chơi, không muốn đi vệ sinh để bỏ lỡ cuộc chơi.
Trẻ 3 tuổi khó đi ngoài có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ lo lắng, trẻ 3 tuổi khó đi ngoài có nguy hiểm không? Thực tế, táo bón là bệnh lý nền vô cùng nguy hiểm, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng sau:
Suy dinh dưỡng
Hậu quả dễ nhận thấy nhất khi trẻ không đi ngoài được đó chính gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Trẻ luôn có cảm giác đầy bụng do chất thải còn tồn đọng, không cảm thấy đói nên sẽ biếng ăn.
Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày có thể khiến trẻ không hấp thụ được vitamin và dinh dưỡng cần thiết, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Bởi vậy, mẹ sẽ thấy trẻ xanh xao và sụt cân hơn.
Thiếu máu
Trẻ 3 tuổi khó đi ngoài đồng nghĩa với việc, sau mỗi lần đại tiện, cơ thể sẽ mất đi một lượng máu đáng kể do nứt kẽ, chảy máu hậu môn.
Lượng máu bị thoát ra ngoài sẽ tăng dần theo mức độ của bệnh mà bé gặp phải. Khi cơ thể thiếu máu trầm trọng sẽ khiến da xanh xao, chóng mặt, sốc, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng,…
Nguy cơ mắc các bệnh lý vùng hậu môn
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý vùng hậu môn nguy hiểm như nứt kẽ hậu môn, trĩ, polyp hậu môn,… Những bệnh lý này có thể gây hậu quả nặng nề nếu như không được điều trị kịp thời, khiến trẻ bị viêm nhiễm hậu môn, sa trực tràng, nhiễm trùng máu và đại tiện không tự chủ.
Ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ
Mức độ chất thải tồn ứ càng lâu sẽ khiến trẻ khó đại tiện hơn. Nếu bé cố rặn, sẽ gây đau đớn, thậm chí gây tình hậu quả nứt hậu môn và chảy máu.
Trẻ nhỏ rất dễ bị ám ảnh bởi những cơn đau. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ nhịn cả ăn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Trẻ biếng ăn, táo bón, đầy chướng bụng thường sinh ra tâm lý khó chịu, đồng thời không cung cấp đủ năng lượng và tinh thần để thực hiện các hoạt động vui chơi thường ngày nữa.
Tăng nguy cơ mắc viêm ruột thừa
Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ 3 tuổi sẽ làm ruột già bị giãn ra, suy yếu và gây nguy cơ tổn thương. Đồng thời, việc đi đại tiện khó khăn còn gây áp lực tới ruột thừa, khiến cho trẻ dễ mắc viêm ruột.
Nhiễm độc phân
Trẻ bị táo bón lâu ngày, khiến chất thải bị mắc kẹt trong cơ thể có nguy cơ thấm ngược vào máu gây ra tình trạng nhiễm độc. Đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm khiến bé suy kiệt, mệt mỏi,.. bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Trẻ 3 tuổi khó đi ngoài điều trị bằng cách nào?
Mẹ cần phải tìm giải pháp can thiệp ngay khi đã được chuyên gia giải đáp rõ “trẻ 3 tuổi khó đi ngoài có nguy hiểm không”. Trên thực tế, tình trạng trẻ 3 tuổi đi ngoài khó không phải là bệnh lý, bởi vậy sẽ chỉ có thuốc hỗ trợ chứ không có thuốc đặc trị. Ngoài ra, mẹ có thể cải thiện tình trạng này ở bé bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thường ngày. Cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Mẹ cần tăng cường bổ sung cho bé những thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ cải thiện táo bón. Chẳng hạn như: bắp cải, khoai lang, rau mồng tơi, củ cải trắng, cải bó xôi, cải xoăn,…
Ngoài ra, các loại trái cây như bơ, dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ,… cũng có chứa rất nhiều chất xơ có lợi cho tình trạng táo bón ở trẻ.
Thực phẩm giàu kẽm, magie: cua, tôm, hàu, thịt bò, hạt lanh, hạt chia, yến mạch,… Ngoài ra, mẹ cũng nên nhắc trẻ uống nhiều nước hơn để ngăn ngừa chứng táo bón.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tăng cường vận động cho trẻ: Khi cơ thể trẻ được giải tỏa năng lượng, các cơ quan được vận động thường xuyên sẽ giúp việc đi đại tiện ở trẻ trở nên dễ dàng hơn.
Mát xa bụng cho trẻ: Mát xa bụng được coi là một phương pháp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả. Trong trường hợp trẻ bị táo bón nhẹ, mẹ hãy dùng tay mát xa nhẹ vùng bụng cho bé để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Mẹ hãy thực hiện các động tác mát xa cơ bản, tay vuốt từ dưới bụng lên một cách nhẹ nhàng, xoa xung quanh theo chiều kim đồng hồ hoặc hình trái tim. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên mát xa cho trẻ lúc vừa mới ăn no hoặc khi con đã buồn ngủ.
Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ: Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ cần cho bé làm quen với việc đi vệ sinh bằng cách cho bé ngồi bồn cầu mỗi ngày.
Đồng thời, điều này còn tạo phản xạ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé đi ngoài dễ hơn. Thời điểm lý tưởng nhất cho bé đi đại tiện đó chính là từ 30 phút đến 1 tiếng sau bữa ăn.
Không gây áp lực cho trẻ
Lời khuyên chân thành dành cho bố mẹ hãy thật kiên trì cùng con đẩy lùi chứng táo bón. Nếu bé chậm chạp với chuyện đi đại tiện, mẹ nên tìm hiểu những vấn đề liên quan đến táo bón tâm lý ở trẻ như học hành căng thẳng, bị bắt nạt, bị bố mẹ mắng,… và tháo gỡ dần cho trẻ. Mẹ không nên la mắng, tránh phát sinh tâm lý hoảng sợ, khiến trẻ nhịn không muốn đi đại tiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin “trẻ 3 tuổi đi ngoài khó có nguy hiểm không?”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu. Chúc thiên thần nhỏ của bạn luôn khỏe mạnh và chóng lớn.