Tại sao bà bầu hay bị táo bón?

1.178 người đã xem

“Tại sao bà bầu hay bị táo bón?” – Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu cũng như những người quan tâm đến vấn đề này. Vậy nên ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các mẹ đi tìm lời giải đáp nhé.

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Ăn kiwi có tốt cho bà bầu?

tai-sao-ba-bau-hay-bi-tao-bon

Tại sao bà bầu hay bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở bà bầu, chúng được xếp vào thành 3 nhóm chính là do hormone, do chế độ ăn uống và do sự phát triển của thai nhi.

Do hormone

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự gia tăng các nội tiết tố (như estrogen, progesteron, HCG) để giúp thai nhi phát triển và tạo môi trường dinh dưỡng an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, sự gia trăng hormone này lại có tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã. Từ đó dẫn tới các mẹ bầu thường bị táo bón.

tai sao ba bau hay bi tao bon

Sự gia tăng progesteron là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu bị táo bón (Ảnh minh họa)

Do chế độ ăn uống, vận động

Thêm vào đó, việc thay đổi hormone cũng kéo theo những thay đổi của vị giác, điều này khiến mẹ bầu thay đổi thói quen ăn uống. Chế độ ăn uống thay đổi, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu xơ đã gây nên tình trạng táo bón.

Uống ít nước: Rất nhiều mẹ bầu lười uống nước. Khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ, chất thải sau khi tiêu hóa sẽ chứa rất ít nước, bị khô, vón cục, dẫn tới tình trạng táo bón.

Do uống viên sắt và canxi bổ sung: Rất nhiều mẹ bầu bị táo bón khi bổ sung sắt và canxi. Bởi khi bổ sung các khoáng chất này, nếu không được hấp thụ hết vào cơ thể thì nó lại thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Không vận động cơ thể: Trong thời kì mang thai cơ thể mệt mỏi nên nhiều mẹ bầu nằm nghỉ, rất ít vận động. Điều này khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, giảm hoạt động, dẫn đến táo bón.

tai-sao-ba-bau-hay-bi-tao-bon-(1)

Cơ thể mệt mỏi khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu ít vận động. Điều này làm hệ tiêu hóa bị trì trệ, giảm hoạt động, dẫn đến táo bón (Ảnh minh họa)

Do sự phát triển của thai nhi

Khi thai nhi phát triển sẽ chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa bị chèn ép, cản trở hoạt động làm cho nhiệm vụ tiêu hóa bị trì trệ, mẹ bầu bị táo bón.

Những ảnh hưởng của táo bón tới mẹ bầu và thai nhi

Đối với mẹ

Với mẹ táo bón ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Đã phải chịu những nặng nề do thai kỳ mang lại, người mẹ còn phải chịu những khó chịu do táo bón gây ra thì những khó chịu này còn tăng lên gấp nhiều lần. Điều đó khiến tâm lý mẹ bầu luôn căng thẳng, áp lực và stress.

Không những vậy, táo bón khi mang thai còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau này. Bởi khi bị táo bón, khối phân sẽ chèn lên tĩnh mạch thành ruột, khi đi vệ sinh phải rặn mạnh làm tĩnh mạch giãn ra, dẫn đến bị nứt kẽ hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Đối với thai nhi

Với thai nhi do mẹ bị táo bón nên thường không muốn ăn, chán ăn, bởi ăn vào sẽ đầy bụng, khó chịu. Lâu dần thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, khi sinh trẻ sẽ nhẹ cân, còi xương, thấp bé.

Bị táo bón khi mang thai, mẹ bầu đi vệ sinh phải dùng lực để rặn nên dễ bị sảy thai, sinh non.

tai-sao-ba-bau-hay-bi-tao-bon-(2)

Không chỉ ảnh hưởng tới mẹ, táo bón còn ảnh hưởng tới cả bé

Phòng chống và hỗ trợ điều trị táo bón khi mang bầu

Để tránh những khó chịu mang lại khi bị táo bón cũng như những ảnh hưởng của táo bón đến thai nhi. Mẹ bầu nên chủ động trong việc phòng tránh táo bón khi mang thai.

Để phòng tránh táo bón, mẹ bầu nên:

  • Uống nhiều nước (uống đủ 3 lít nước mỗi ngày), có thể là nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước trái cây. Đồng thời nên tránh các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, các chất cồn, bởi các loại nước này sẽ gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm táo bón nặng thêm.
  • Có một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ (tuy nhiên không nên lập tức bổ sung một lượng lớn chất xơ mà nên tăng từ từ trong khẩu phần ăn). Khi ăn mẹ bầu nên ăn chậm, nhãi kỹ. Có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa, thay vì 3 bữa lớn.
  • Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh nhịn đại tiện.
  • Nên vận động cơ thể ít nhất 15 phút mỗi ngày (như đi bộ, yoga,…)
  • Lựa chọn dạng thuốc sắt phù hợp để giảm thiểu tình trạng táo bón.

Lưu ý. Khi mẹ bầu bị táo, tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc nhuận tràng. Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, để chống táo bón khi mang thai, mẹ bầu còn có thể sử dụng Isilax Mamma. Đây là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu. Vậy nên Isilax Mamma rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.

isilax mamma

Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm Isilax Mamma cũng như hiện tượng mang thai bị táo bón, các mẹ có thể để lại bình luận cuối bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0976807722 để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn giải đáp thêm nhé!

Bị táo bón khi mang thai nên làm gì?

Thuốc trị táo bón cho bà bầu – Những điều cần biết

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng