Trẻ không đi ngoài có nguy hiểm không?

8.964 người đã xem

Trẻ không đi ngoài – Một trong những hiện tượng tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ. Vì sao lại như vậy và việc trẻ không đi ngoài có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

tre-khong-di-ngoai

Nguyên nhân khiến trẻ không đi ngoài

Do mắc một số bệnh hậu môn – trực tràng

Khi mắc một số bệnh liên quan tới hậu môn – trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, các bệnh liên quan đến đường ruột sẽ khiến trẻ không đi ngoài được hay đi ngoài gặp nhiều khó khăn.

Nếu trẻ đang ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi, bệnh lý thường gặp là tắc ruột hoặc lồng ruột. Ngoài việc trẻ không đi ngoài được thì còn kèm theo một số triệu chứng khác như: khóc thét do đau bụng, bụng chướng căng, nôn nhiều, không đánh rắm.

Do tác dụng của thuốc

Nếu trẻ đang bị bệnh và có uống một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chứa nhiều nhôm, canxi thì đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không đi ngoài. Bởi khi dùng thuốc, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động chậm lại, phân bị kết dịch, khó tiêu và gây ra hiện tượng không đi đại tiện được.

Nhu động ruột hoạt động kém

Nếu trẻ ít vận động, sinh hoạt không khoa học, nhịn đại tiện thì chức năng co bóp của nhu động ruột sẽ bị giảm, mất phản hồi đi cầu, lâu dần dẫn đến việc trẻ không đi ngoài được và đi ngoài khó khăn.

Do táo bón

Táo bón là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Khi trẻ bị táo bón sẽ có những triệu chứng sau:

  • Số lần đi ngoài ít hơn bình thường
  • Đi ngoài khó khăn
  • Phân cứng và khô
  • Chướng bụng, ăn không tiêu
  • Biếng ăn, quấy khóc, vv

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc trẻ bị táo bón, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Dùng sữa công thức. Sữa mẹ có sự hài hòa và tối ưu về lượng đạm và chất béo nên tối ưu cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp phân của trẻ mềm và dễ đào thải ra ngoài. Khi sử dụng sữa công thức, tỷ lệ các chất trong sữa có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ.
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm. Bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống, đồng thời thức ăn trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm thường là cháo mịn nên ít chất xơ. Vậy nên việc trẻ có triệu chứng táo bón nhẹ trong những ngày mới bắt đầu ăn dặm được coi là bình thường.
  • Trẻ uống ít nước (đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên). Nếu uống không đủ nước, cơ thể của bé sẽ lấy nước từ bất kì nguồn nào trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu, bao gồm cả nước ở chất thải trong ruột già sau quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn tới việc phân bị hấp thu hết nước, trở nên khô cứng và gây ra hiện tượng trẻ bị táo bón.
  • Do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Táo bón cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó trong cơ thể bé. Nếu bé gặp phải táo bón nặng, phân khô cứng, đi ngoài chảy máu thì cha mẹ nên đưa bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám cụ thể.

Nhìn chung, nếu không phải là triệu chứng của một bệnh lý nào đó táo bón là một hiện tượng tiêu hóa bình thường ở trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng việc thay đổi thói quen ăn uống của trẻ (bổ sung chất xơ vào bữa ăn, cho trẻ uống đủ nước ở nhiều dạng khác nhau), khuyến khích trẻ vận động, cho trẻ sử dụng Isilax Bimbi.

Isilax Bimbi có chứa các thành phần tự nhiên cung cấp malnitol – chất chống táo bón tự nhiên, an toàn cho cơ thể, kể cả phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Chất xơ (Inulin, pectin), nước ép táo, nước ép mận (chứa chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên) có trong sản phẩm vừa giúp chống táo bón, vừa hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể. Sản phẩm thích hợp trẻ bị táo bón không đi ngoài được, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hấp thu kém, giúp bé hình thành một đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt.

Về tính an toàn. Isilax Bimbi chứa Inulin và 100% thảo dược chuẩn hóa châu Âu. Được sản xuất theo tiêu chuẩn cGMP Hoa Kỳ, được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu hơn 12 năm. Sản phẩm đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón cơ năng ở trẻ. Sản phẩm có thể sử dụng dài ngày mà không mất cân bằng điện giải. Hơn thế nữa Isilax Bimbi có hương vị tự nhiên cực kì phù hợp với trẻ nhỏ.

isilaxbimbi-san-phami

Đọc thêm: Cách trị táo bón cho trẻ tại nhà

Trẻ không đi ngoài có nguy hiểm không?

Như phần trước đã đề cập tới, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không đi ngoài được. Trong số đó, có nguyên nhân bệnh lý là cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện:

  • Bé đau bụng dữ dội;
  • Bé nhỏ hơn 6 tháng chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé đi tiêu 2 ngày / lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu);
  • Bé nhỏ hơn 4 tháng đi tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt;
  • Bé đi tiêu phân có máu;
  • Bé đau khi đi tiêu;
  • Bé đã bị nhiều đợt táo bón;
  • Hoặc khi bé có những dấu hiệu làm bạn cảm thấy bất an.

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng