Tưởng chừng như hiếm gặp, nhưng thật không ngờ sa trực tràng ở trẻ em lại có thể là hậu quả của táo bón. Khi táo bón ở trẻ nặng lên sẽ nguy cơ gây sa trực tràng ở trẻ. Vậy đây là căn bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Hội Chứng Ruột Kích Thích Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
Mục Lục
Bệnh sa trực tràng ở trẻ là gì?
Trực tràng là phần cuối của ruột già, sa trực tràng xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng của trẻ trượt ra khỏi hậu môn. sa trực tràng có thể xuất hiện trong quá trình đi cầu của bé, hoặc khi trẻ bắt đầu tập đứng hoặc ngồi bô.
Có ba loại sa trực tràng thường gặp ở trẻ nhỏ:
- Sa một phần (hay còn gọi là sa niêm mạc). Xảy ra khi lớp niêm mạc (màng nhầy) của trực tràng trượt ra khỏi vị trí và thò ra ngoài hậu môn. Tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, khi trẻ đang cố gắng rặn khi đi cầu.
- Sa hoàn toàn: Toàn bộ thành trực tràng trượt ra ngoài có thò ra ngoài hậu môn. Lúc đầu, tình trạng này chỉ xảy ra khi trẻ đi tiêu, nhưng sau cùng, nó cũng có thể xảy ra ngay khi trẻ đứng hoặc đi bộ, hoặc thậm chí trực tràng có thể sa mọi lúc mọi chỗ.
- Sa nội (lồng ruột): xảy ra khi một phần của thành ruột già hoặc trực tràng trượt vào một phần khác của ruột nhưng không thò ra ngoài hậu môn. Lồng ruột phổ biến ở trẻ em với nguyên nhân chưa thực sự rõ ràng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sa trực tràng ở trẻ em
Khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể khiến trực tràng của trẻ sưng lên và di chuyến xuống qua hậu môn.
Táo bón cũng có thể gây biến chứng là sa trực tràng, do khi bé bị táo bón, phân cứng khiến bé phải rặn mạnh khi đi cầu, việc rặn quá mức này có thể khiến cho trực tràng sa theo khỏi hậu môn của trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó làm mất các mô mỡ giúp nâng đỡ và cố định trực tràng của bé ở đúng vị trí.
Trẻ bị tiêu chảy gây sưng trực tràng, lâu dần sẽ khiến trực tràng trượt xuống khỏi hậu môn.
Ngoài ra các tình trạng mạn tính như xơ nang hoặc viêm loét dạ dày cũng có thể gây suy dinh dưỡng và táo bón. Kết quả là bé có thể bị sa trực tràng.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sa trực tràng
- Mô trực tràng nhìn thấy qua hậu môn sau hoặc trong khi bé đi cầu
- Đau hoặc khó chịu khi đi cầu
- Trực tràng sưng, hồng hoặc đỏ
- Chảy máu hoặc có chất nhầy từ hậu môn chảy ra do cọ xát với quần lót hoặc tã của trẻ
- Thấy có rò rì phân từ hậu môn (đi tiêu không tự chủ)
Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp một số triệu chứng khác như luôn cảm thấy buồn đi tiêu và có nhu cầu đi tiêu gấp, đi ngoài ra nhiều phân nhỏ…
Chẩn đoán bệnh sa trực tràng ở trẻ em như thế nào?
Khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ khám hậu môn để kiểm tra bé có bị sa trực tràng hay không. Ngoài ra trẻ sẽ được chỉ định một số xét nghiệm sau để chẩn đoán chính xác:
- Xét nghiệm clorua mồ hôi để xác định lượng clorua có trong mồ hôi của bé. Khi trẻ bị sa trực tràng thì lượng clorua mồ hôi của trẻ sẽ tăng cao.
- Chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp CT sẽ cho thấy các vấn đề của trực tràng.
- Xét nghiệm vi trùng có trong ruột để xem có loại vi trùng nào đang gây bệnh cho bé hay không.
Điều trị sa trực tràng ở trẻ như thế nào?
Sa trực tràng ở trẻ có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên trẻ có thể được chỉ định một số biện pháp sau đây để cải thiện sa trực tràng ở trẻ:
- Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- Thuốc chống ký sinh trùng giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng
- Thuốc làm mềm phân giúp ngăn ngừa táo bón
- Thuốc nhuận tràng giúp giảm tải căng thẳng và giúp trẻ thư giãn hơn để ngăn ngừa táo bón
- Sử dụng thuốc tiêm để ngăn trực tràng của trẻ di chuyển qua hậu môn. Trẻ có thể được tiêm một hoặc nhiều mũi thuốc tê để ngăn ngừa việc này.
Điều trị phẫu thuật nếu các biện pháp điều trị bằng thuốc khác không hiệu quả. Phẫu thuật giúp giữ cố định trực tràng của trẻ để nó không bị di chuyển xuống qua hậu môn. Một số phẫu thuật điển hình như treo trực tràng, cắt bỏ phần trực tràng bị sa…
Thủ thuật giảm sa trực tràng cho trẻ tại nhà
Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc, thủ thuật giảm sa trực tràng bằng tay cho trẻ cũng được áp dụng, cha mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Đặt bé nằm ngửa lên giường hoặc một bề mặt thoải mái. Uốn cong đầu gối hoặc nâng 2 chân của trẻ lên
- Đảm bảo rửa tay và đeo găng tay sạch sẽ, có thể bôi trơn găng tay bằng dầu khoáng
- Ôm trực tràng ở cả hai bên hậu môn, đặt ngón tay vào giữa trực tràng, nhẹ nhàng ấn mạnh và giữ trực tràng của trẻ đẩy nó vào hậu môn
- Kiểm tra xem trực tràng có còn sa nữa không, nếu vẫn xảy ra, hãy lặp lại quá trình thêm một lần nữa, hoặc dùng băng gạc băng cho trẻ rồi đưa đến cơ sở y tế
Làm thế nào để ngăn ngừa sa trực tràng ở trẻ
- Tăng cường bổ sung chất lỏng cho bé để giúp phân mềm hơn ngăn ngừa táo bón.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ để giảm táo bón vì chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, làm mềm phân và điều hòa nhu động ruột cho bé. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm trái cây, rau, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá.
??? 5 Loại Thuốc Làm Mềm Phân Cho Bé An Toàn Và Hiệu Quả
??? Tác Dụng Của Chất Sơ Với Sức Khỏe Của Trẻ
- Cho bé sử dụng bô, hãy để chân của trẻ chạm đất khi ngồi bô. Tư thế ngồi bô sẽ giúp cho trực tràng và ống hậu môn thẳng đứng, hậu môn không bị căng và gây sa trực tràng, đồng thời cũng giúp trẻ dễ đi cầu hơn. Nếu bô là quá nhỏ với trẻ, hãy để trẻ ngồi lên bồn cầu nhưng kê thêm một chiếc ghế cho bé để chân nhé.
Trên đây là tất cả thông tin về bệnh sa trực tràng ở trẻ em. Tuy sa trực tràng có thể thuyên giảm mà không cần điều trị, nhưng nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh hoặc tình trạng bệnh trở nên nặng lên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với trẻ nhé.
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com