Táo bón kéo dài ở trẻ -5 cách giúp bé “vượt táo” dễ dàng

182.756 người đã xem

Táo bón ở trẻ là hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ mới đi lớp, trẻ lười vận động hoặc uống không đủ nước. Trẻ bị táo bón lâu ngày thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không có hứng thú với việc ăn uống, suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp con “vượt táo”? 5 bí quyết sau đây sẽ dễ dàng đẩy lùi nỗi sợ đi cầu của bé!

Các dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị táo bón

1. Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra con mình bị táo bón dựa vào số lần đại tiện của trẻ.

Việc theo dõi tần suất đại tiện (đi ngoài) của trẻ là việc quan trọng mà các bậc phụ huynh cần làm. Tuy nhiên, tần suất đi đại tiện của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, lượng thức ăn… Nếu ở mức như dưới đây nghĩa là trẻ có thể đang bị táo bón.

– Trẻ sơ sinh: đi ngoài dưới 2 lần/ngày

– Trẻ 6 -12 tháng tuổi: đi ngoài dưới 3 lần/tuần

– Trẻ trên 1 tuổi: đi ngoài dưới 2 lần/tuần

2. Quan sát phân sau mỗi lần đi cầu của trẻ

Tình trạng phân là một trong những dấu hiệu điển hình nhất giúp cha mẹ dễ phát hiện táo bón ở trẻ. Do đó mà năm 1997 biểu đồ phân Bristol được phát triển tại Bệnh viện Hoàng gia Bristol và được sửa dụng rộng rãi như một công cụ nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị các bệnh khác nhau về ruột, trong đó có táo bón.

Cụ thể, biểu đồ phân đã chia táo bón thành 5 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Đầu phân khô
  • Cấp độ 2: Lổn nhổn như phân dê
  • Cấp độ 3: Khuôn to, nứt kẻ
  • Cấp độ 4: Phân khô, vón cục
  • Cấp độ 5: To, cứng, dính máu

thang-do-phan-bristolThang phân loại tình trạng phân táo bón ở trẻ theo bệnh viện Bristol Anh Quốc 

Đặc biệt, trẻ bị táo bón thường ngại hoặc sợ đi ngoài. Đồng thời, trẻ có các dấu hiệu khác như chướng bụng, đầy hơi, phải rặn và quấy khóc khi đi ngoài… Đối với trẻ bị táo bón lâu ngày thì tình trạng này diễn ra thường xuyên. Các triệu chứng không cải thiện nhiều và dễ tái phát. Nhiều khi, táo bón lâu ngày còn khiến trẻ bị đau nhức hậu môn và chảy máu mỗi lần đại tiện…

Trẻ bị táo bón – Tưởng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?

Theo các chuyên gia y tế, táo bón ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân bao gồm:

– Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa (phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt hậu môn…)

– Nguyên nhân chức năng chiếm 95% gồm: ăn uống chưa khoa học (uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ; pha sữa không đúng theo công thức…), bé ít vận động…

– Ảnh hưởng của một số yếu tố khác như thay đổi tâm lý; sử dụng thuốc kháng sinh…

Các nguyên nhân này diễn ra trong thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ mới đi lớp, trẻ mới ốm dậy… và có thể khiến trẻ bị táo bón kéo dài, gây nhiều thương tổn cho trẻ nếu không chữa trị kịp thời.

Liệu bé có thật sự bị táo bón không?

Tình trạng táo bón của bé như thế nào?

Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để nhận kết quả và sự tư vấn chính xác nhất dành cho bé yêu

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Táo bón có thể là chứng bệnh rất đơn giản mà bất kỳ trẻ nào đều có thể gặp phải ít nhất 1 lần trong tuổi thơ của mình. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài và thường xuyên tái phát thì nó đã không còn là một triệu chứng đơn giản nữa. Táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Biếng ăn

– Bệnh trĩ

– Tắc ruột

– Nứt kẽ hậu môn, chảy máu hậu môn

– Viêm ống hậu môn trực tràng- Áp xe hậu môn

– Nhiễm độc

– Ung thư đại trực tràng…

Táo bón lâu ngày ở trẻ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Rõ ràng, táo bón ở trẻ nhỏ càng để lâu sẽ càng nguy hiểm đối với sức khỏe. Bởi vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

5 bí quyết giúp bé “vượt táo” dễ dàng

1. Uống nhiều nước

Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ cần đảm bảo con bú đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Nếu trẻ ở giai đoạn ăn dặm hoặc lớn hơn thì mẹ cần cho con uống nhiều nước. Mẹ nên tập cho con thói quen uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.

2. Tăng cường ăn rau xanh và quả chín

Đây là phương pháp đơn giản giúp bổ sung chất xơ và vitamin giúp cho phân bé mềm hơn, xốp hơn và giúp bé tránh táo bón. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cha mẹ nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay… Nên cho trẻ ăn các loại quả như táo, mận, đu đủ, cam, bưởi, chuối…

Để giúp trẻ hứng thú với việc ăn uống, mẹ nên chế biến và trình bày với những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bên cạnh đó, mẹ nên thường xuyên làm các loại sinh tố, nước ép hoa quả cho trẻ uống.

3. Massage cho trẻ

Massage là một hình thức giúp trẻ được thư giãn, đồng thời tăng nhu động ruột, khiến quá trình đào thải phân ra ngoài diễn ra nhanh hơn.

Để thực hiện, mẹ đặt trẻ nằm ngửa rồi massage bụng bắt đầu từ rốn. Massage từ trong ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, mẹ giữ hai chân của trẻ và thực hiện động tác đạp xe trong 10-15 phút. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên thực hiện massage cho trẻ hàng ngày.

4. Giúp bé tạo thói quen đi ngoài và cải thiện tâm lý của bé. 

Biện pháp tác động tới tâm lý và hành vi của trẻ này ít khi được các bố mẹ quan tâm. Tuy nhiên, nếu không áp dụng phương pháp đó thì quá trình “vượt táo” của trẻ sẽ mất nhiều thời gian. Cha mẹ hãy đồng hành cùng con bằng cách:

– Giúp trẻ ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện. Phần thân trên và chân phải tạo thành góc 35 độ, đây chính là tư thế ngồi xổm. Ở góc nghiêng này, ruột kết sẽ được giữ thẳng. Phân sẽ dễ dàng được tống ra ngoài.

– Động viên trẻ, khuyến khích để giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng cho bé mỗi lần đi ngoài

– Rèn cho trẻ thói quen đi ngoài 1 lần mỗi ngày.

– Không quát mắng, làm bé căng thẳng.

5. Sử dụng siro thảo dược nhập khẩu trực tiếp từ Italy – Fitobimbi Isilax

Song song với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp các biện pháp massage, động viên và hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm Fitobimbi Isilax – sản phẩm đến từ nhãn hàng nổi tiếng Fitobimbi, được nhập khẩu trực tiếp từ Italy và bào chế từ 100% các thảo dược chuẩn hoá Châu Âu.

Fitobimbi Isilax có thành phần gồm: Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), Dịch chiết quả Mận (Prunus domestica), Dịch chiết quả Táo tây (Malus domestica), Dịch chiết cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric), Inulin, Pectin Táo.

Trong đó: 

  • Dịch chiết Manna – Chứa đường Manitiol: Giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột, đẩy phân ra dễ dàng 
  • Dịch chiết Cẩm Quỳ: Bổ sung chất nhầy tăng nhu động, giảm ma sát phân với thành ruột, kích thích đẩy phân sớm
  • Dịch ép cô đặc Mận khô và Táo tây: Giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân nên dễ đi cầu hơn. Đồng thời bổ sung Vitamin & Khoáng chất giúp phục hồi niêm mạc tiêu hóa sau táo bón
  • Inulin và Pectin táo: Bổ sung chất xơ hòa tan, kích thích cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Fitobimbi Isilax được sản xuất trên dây truyền hiện đại với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại Châu Âu (GMP, ISO 9001:2008; ISO 13485:2012; ISO 22000:2005) nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất, phù hợp cho những đối tượng yêu cầu có độ an toàn cao như trẻ nhỏ.

Đặc biệt, sản phẩm dạng siro, vị chua ngọt tự nhiên của mận và táo tây, dễ uống, có thể dùng trực tiếp hoặc pha với đồ ăn, đồ uống của trẻ.

Đối tượng sử dụng: Trẻ bị táo bón kéo dài, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hấp thu kém.

Cách dùng:

Trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi dùng từ 1 muỗng đến 3 muỗng (15 đến 45ml) mỗi ngày. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ.

Số lần sử dụngtrong ngày tùy thuộc vào cân nặng và mức độ táo bón của trẻ.

Thời gian sử dụng từ 1 đến 3 tháng hoặc 6 tháng tùy vào mức độ táo bón và thời gian trẻ mắc táo bón.

Đặc biệt, Fitobimbi Isilax được nhiều chuyên gia Y tế lựa chọn cho bệnh nhân của mình. Các mẹ cùng lắng nghe chia sẻ từ Tiến sĩ – Bác sĩ Marianna Crupi:

Rất nhiều mẹ đã sử dụng, và có hiệu quả tích cực trong việc đẩy lùi táo bón kéo dài ở trẻ.

Tóm lại, táo bón ở trẻ cần được can thiệp kịp thời, nếu kéo dài nó có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hy vọng với 5 giải pháp trên, táo bón kéo dài sẽ không còn là nỗi ám ảnh cho bé và các bậc phụ huynh.

Để tìm được giải pháp tốt nhất giúp con “vượt táo” dễ dàng, bạn hãy gọi ngay tới số hotline 0976 807 722 để nhận được những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

Bài viết liên quan

trẻ không đi ngoài được phải làm sao

6 cách giúp trẻ đi ngoài dễ dàng khi bị táo bón

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Mách Mẹ Cách Trị Táo Bón Cho Bé Đơn Giản Tại Nhà

Bài viết nên xem

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Ngoài Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh có khó hay không?

Tổng Hợp Các Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh

Giải pháp “vàng” cho trẻ táo bón kéo dài từ thảo dược chuẩn Ý

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng