Táo bón chức năng (Functional Constipation) là vấn đề sức khỏe phổ biến và tương đối dễ xử lý ở trẻ nhỏ. Nhưng có rất nhiều trẻ bị táo bón mạn tính, thậm chí có trẻ đã bị trĩ chỉ vì cha mẹ chưa điều trị đúng nguyên nhân. Vậy nguyên nhân thực sự gây ra táo bón chức năng cho những đứa trẻ là gì?
Mục Lục
Táo bón chức năng ở trẻ nhỏ là gì?
Táo bón chức năng là một vấn đề về tiêu hóa phổ biến, trong đó sự vận động đường ruột khó khăn dẫn tới tình trạng khó đi tiêu, phân khô cứng, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc số lần đi tiêu ít…
Hầu như đứa trẻ nào cũng phải đối mặt với táo bón ít nhất một lần trong quãng thời gian từ 0-12 tuổi. Trong đó, khoảng 95% trường hợp trẻ bị táo bón là táo bón chức năng, tức là táo bón không do bất cứ tổn thương thực thể nào ở đường ruột và các cơ quan khác.
Đọc thêm: Bé 2 tuổi bị táo bón cần xử lý thế nào?
Trên thực tế cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết những triệu chứng điển hình của táo bón ở trẻ nhỏ như: Trẻ đi tiêu dưới 3 tuần/ tuần, đi tiêu gặp khó khăn, đau đớn, thường xuyên trẻ phải rặn do phân khô rắn không thể đi tiêu được.
Táo bón chức năng ở trẻ nhỏ rất dễ để điều trị nếu tìm ra nguyên nhân thực sự gây khởi phát táo bón. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng đủ thông tin để nhận định nguyên nhân đó là gì. Dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất gây khởi phát và nặng thêm tình trạng táo bón, cha mẹ có thể lưu ý để có biện pháp xử lý táo bón đúng cách và kịp thời.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón chức năng
Chế độ ăn thiếu chất xơ và nước
Rất nhiều cha mẹ bất lực vì con họ không thích ăn rau củ hoa quả. Thực tế, việc trẻ lười ăn rau củ trái cây khiến cho chế độ ăn của con thiếu chất xơ. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới việc trẻ bị táo bón.
Một số trẻ nhỏ mải chơi quên không uống nước. Một số khác thậm chí không chịu uống nước do vị không hấp dẫn. Thói quen uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước dẫn tới tăng cường hấp thu nước từ các cơ quan bài xuất như đại tràng và thận. Phân trở nên cứng rắn, khó đẩy ra ngoài cơ thể.
Thói quen đi vệ sinh
Trẻ nhỏ có thể bỏ qua phản xạ đi vệ sinh khi cơ thể cần do chúng sợ nhà vệ sinh. Khi trẻ nhịn đi vệ sinh, sự ứ đọng phân lâu ngày cộng với quá trình tái hấp thu nước ở trực tràng sẽ hình thành khối phân khô cứng với kích thước lớn. Những khối phân lớn này gây khó khăn cho việc đi tiêu, trẻ bị đau rát hậu môn khi cố gắng đi tiêu. Từ đó, trẻ hình thành phản xạ nhịn đi tiêu để tránh cảm giác đau.
Dị ứng với sữa
Nhiều phụ huynh hết sức ngạc nhiên vì sữa có thể là nguyên nhân gây táo bón cho con họ. Thực tế, có nhiều trẻ được chẩn đoán do dị ứng với sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa. Với trẻ sơ sinh, việc trẻ không hợp với một loại sữa công thức cũng có thể dẫn tới táo bón chức năng.
Trẻ lười vận động
Trẻ nhỏ hiện nay tiếp xúc với vô tuyến. Đồng thời với sự vận động của cơ thể, đường tiêu hóa của trẻ cũng được kích thích. Khi trẻ vận động càng nhiều, hoạt động đường ruột trơn tru thì tình trạng táo bón chức năng cũng sẽ giảm.
Tiền sử gia đình
Gia đình có chứng táo bón chức năng thì nhiều khả năng trẻ nhỏ cũng bị táo bón. Điều này có thể do yếu tố di truyền hoặc do cùng môi trường sống. Cơ địa nóng ở mẹ có thể truyền sang cho đứa trẻ, dẫn đến tình trạng táo bón có thể xảy ra sớm ở con từ khi còn rất nhỏ. Khi cùng một chế độ sinh hoạt thì táo bón có thể xảy ra ở cả bố mẹ và con cái.
Cha mẹ nên đọc thêm: Chữa táo bón cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả