Thuốc Trị Táo Bón Cho Trẻ – Có Nên Sử Dụng Hay Không

1.126 người đã xem

Táo bón ở trẻ nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề. Vì thế, nếu đã thực hiện các biện pháp thay đổi chế độ ăn, lối sống mà vẫn không có hiệu quả, thì khi đó cần sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ. Vậy có nên sử dụng các loại thuốc trị táo bón cho bé hay không?

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Thuốc nhuận tràng tạo khối

Chất xơ

Chất xơ có hiệu quả trong giảm táo bón nhẹ đến trung bình. Trẻ được khuyến nghị lượng chất xơ từ 20 – 25 gam mỗi ngày và lượng chất xơ này có thể lấy từ các loại bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây họ cam quýt và rau củ.

Tuy nhiên, các chất xơ không hòa tan có thể gây đầy hơi và chướng bụng làm cho bé khó chịu, đồng thời cũng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, ức chế sự thèm ăn.

Do đó, để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên bắt đầu cho bé với liều lượng thấp và tăng dần trong những tuần tiếp theo. Đặc biệt, khi bổ sung chất xơ cho trẻ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

??? Chất Xơ Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ

Ispaghula (Psyllium)

Ispaghula có khả năng liên kết với nước cao và được lên men trong ruột già. Nhưng Ispaghula có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây chán ăn ở trẻ.

Methylcellulose

Methylcellulose là một polyme sợi tổng hợp được methyl hóa. Nó giúp ức chế sự lên men của vi khuẩn, giúp hấp thu nước vào lòng ruột làm tăng khối lượng phân, thúc đẩy nhu động ruột.

Calcium Polycarbophil

Đây là một loại nhựa ưa nước có khả năng chống lại sự phân hủy của các vi khuẩn, do dó ít gây đầy hơi chướng bụng.

Thuốc làm mềm phân

Các thuốc làm mềm phân là một trong các loại thuốc trị táo bón cho bé, chúng cho phép nước đi vào khối phân bằng cách giảm sức căng bề mặt của khối phân. Tuy nhiên không nên sử dụng các thuốc này kéo dài vì chúng gây ra nhiều tác dụng phụ với trẻ.

Docusate Sodium

Docusate là một chất mềm phân khá phổ biến giúp kích thích ruột non và ruột già bài tiết chất lỏng vào trong phân, giúp phân mềm hơn.

Một loại thuốc làm mềm phân

Một loại thuốc làm mềm phân

Dầu khoáng

Dầu khoáng là một hợp chất lipid khó tiêu, giúp bôi trơn và tạo nhũ tương cho khối phân.

Tuy nhiên, dầu khoáng ngoài việc khiến bé cảm thấy ăn không ngon miệng, mà sử dụng lâu dài còn có thể gây hạn chế hấp thu các vitamin tan trong chất béo, và khiến trẻ đại tiện không tự chủ.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Khi trẻ không đáp ứng với các thuốc tại khối thì trẻ cần phải được bổ sung các loại thuốc nhuận tràng khác. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng làm giảm hấp thu nước ở thành ruột, làm tăng nước trong lòng ruột. Từ đó giúp phân mềm hơn và dễ dàng đẩy ra khỏi cơ thể.

Magnesium hydroxide

Magnesium hydroxide giúp dẫn nước vào bên trong ruột già, giúp ruột dễ dàng bài tiết phân ra khỏi cơ thể. Dùng với liều lượng lớn Magnesium hydroxide dễ dẫn đến tiêu chảy.

Lactulose

Là một thuốc trị táo bón cho trẻ em rất phổ biến, lactulose cũng là một loại thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh.

Lactulose là một carbohydrat khi vào ruột trở thành chất nền cho quá trình lên men vi khuẩn ở ruột già tạo khí, đồng thời làm giảm pH của phân, Carbon dioxit, nước và acid béo.

Các chất này là những chất thẩm thấu giúp thúc đẩy nhu động ruột và tăng cường bài tiết phân ra khỏi cơ thể. Tác dụng của thuốc thường đến từ sau 24 đến 72 giờ.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu chứa lactulose

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu chứa lactulose

Sorbitol

Sorbitol là một loại đường hấp thu kém, có tác dụng tương tự như lactulose nếu như dùng đủ liều. Sorbitol có hiệu quả như lactulose và ít tốn kém hơn, trẻ sử dụng sorbitol cũng ít bị buồn nôn hơn khi dùng lactulose.

Polyethylen Glycol (PEG)

PEG là thuốc nhuận tràng đẳng trương, liên kết với nước và giữ nước bên trong lòng mạch. Khi sử dụng PEG cần bổ sung thêm các chất điện giải vì chúng có tác dụng phụ là gây mất nước và rối loạn điện giải ở trẻ.

Thay vì dùng thuốc mẹ thử tìm hiểu 13 loại trái cây trị táo bón giúp bé nhuận tràng đánh bay táo bón

Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích giúp làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch ruột giúp phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

Thuốc bắt đầu hoạt động trong vòng vài giờ và thường đi kèm với các cơn đau quặn bụng. Tác dụng của thuốc nhuận tràng kích thích phụ thuộc vào liều lượng.

Liều thấp giúp ngăn cản sự hấp thu nước và natri, trong khi liều cao kích thích bài tiết natri, tiếp theo là nước vào lòng ruột già.

Thuốc nhuận tràng kích thích nên được sử dụng với một liều duy nhất để giảm táo bón tức thời cho trẻ, Không nên sử dụng những thuốc này kéo dài vì có thể gây ra những phản ứng phụ không cần thiết.

Anthraquinon

Anthraquinon, ví dụ như cascara, senna, lô hội, và frangula…có nguồn gốc từ nhiều loại thực vật. Những thuốc này giúp tăng vận chuyển các chất điện giải vào lòng đại tràng và kích thích các đám rối loạn trương lực cơ làm tăng nhu động ruột. Các anthraquinon thường gây đại tiện từ 6 – 8h sau khi uống thuốc.

Bisacodyl

Tác dụng của bisacodyl tương tự như thuốc nhuận tràng anthraquinon. Khi vào cơ thể, bisacodyl gần như có hiệu quả ngay lập tức ở trẻ khỏe mạnh bị táo bón.

Tuy nhiên, nó cũng chỉ thích hợp sử dụng 1 liều cho những trẻ bị táo bón tạm thời, vì nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới phân lỏng và rất khó để điều chỉnh trở lại.

Thuốc nhuận tràng kích thích bysacodyl

Thuốc nhuận tràng kích thích bysacodyl

Siro chống táo bón Fitobimbi Isilax với cơ chế đa tác động

Vừa cung cấp một lượng lớn chất xơ hòa tan, vừa hoạt động như một chất làm mềm phân, lại vừa tác dụng nhuận tràng, điều hòa nhu động ruột, siro thảo dược Fitobimbi Isilax – nhập khẩu nguyên hộp từ Ý là một sản phẩm giúp chống táo bón kéo dài ở trẻ một cách toàn diện nhất.

Không gây tác dụng phụ, không gây mất nước, mất cân bằng điện giải, siro Isilax có vị chua ngọt cực kỳ dễ uống với trẻ nên cha mẹ có thể tham khảo sử dụng.

Siro thảo dược Fitobimbi Isilax chống táo bón kéo dài cho trẻ

Siro thảo dược Fitobimbi Isilax chống táo bón kéo dài cho trẻ

Bài viết trên đây đã giải đáp cho cha mẹ trẻ em bị táo bón uống thuốc gì. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc trị táo bón cho trẻ cần có sự chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc chữa táo bón cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu táo bón dai dẳng, đi ngoài ra máu kèm theo biểu hiện mệt mỏi chán ăn, đau bụng thì hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có cách giải quyết cho phù hợp nhé.

Các Loại Rau Tốt Cho Bé Ăn Dặm – Bé Lười Ăn Cũng Khó Từ Chối

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

trẻ bị táo bón ăn gì

Trẻ Bị Táo Bón Nên Ăn Gì & Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?

Mách Mẹ Cách Trị Táo Bón Cho Bé Đơn Giản Tại Nhà

Bài viết nên xem

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Trẻ bị táo bón nên dùng Isilax Bimbi bao lâu để đạt hiệu quả?

Kỹ thuật Massage bụng “Mẹ yêu con” giúp bé tiêu hóa tốt hơn

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng