Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, ở độ tuổi nào dù nhỏ hay lớn thì cũng đều có nguy cơ bị táo, thậm chí là táo bón kéo dài còn để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe của bé. Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị táo bón và có cách nào để điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bài viết dưới đây chính là giải đáp cho các mẹ.
Mục Lục
Điểm danh 9 dấu hiệu táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ rất phổ biến vì thế nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả.
Số lần đi cầu ít hơn bình thường
Thực tế số lần đi cầu của trẻ không giống nhau mà tùy thuộc vào cơ địa từng bé, số tuổi và lượng đồ ăn bé ăn hàng ngày. Hầu hết trẻ sẽ đi cầu 1 – 2 lần mỗi ngày. Một số trẻ khác có thể lâu hơn, khoảng 2 – 3 ngày mới đi nhưng nếu phân mềm không khô cứng, bé đi tiêu dễ dàng không đau đớn, khó chịu thì điều này là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên cha mẹ có thể phát hiện ngay dấu hiệu ban đầu của táo bón nếu bé có số lần đi cầu ít hơn bình thường, chẳng hạn như:
- Trẻ sơ sinh đi cầu dưới 2 lần/ngày
- Trẻ từ 06 tháng – 12 tháng đi cầu dưới 3 lần/tuần
- Trẻ từ 1 tuổi đi cầu dưới 2 lần/tuần
Thời gian đi cầu lâu hơn bình thường
Một biểu hiện thường thấy của táo bón ở trẻ là trẻ thấy khó khăn khi đi cầu, thời gian đi cầu lâu hơn bình thường. Mỗi lần đi cầu bé thường phải rặn nhiều, mặt mày đỏ bừng, gắng sức rặn, thậm chí khóc nhiều vì đau rát, khó chịu. Thời gian đi cầu của bé có thể kéo dài tới 30 phút hoặc lâu hơn.
Phân khô cứng, vón cục
Trẻ táo bón phân thường khô, cứng có thể thành khuôn (kích thước lớn) nhưng có nhiều đường rạn trên bề mặt hoặc lổn nhổn như phân dê.
Với những bé đi cầu phân vón cục thì phân rất rắn, khô, sẫm màu, kích thước nhỏ, lổn nhổn như phân dê và khá cứng.
Các bé đi cầu phân kích thước lớn thì phân tụ thành dải hình trụ, đường kính to nên chúng không thể dễ dàng tống đẩy phân được ra ngoài.
Bụng căng chướng, sờ thấy cứng
Bé bị táo bón thường bị chướng bụng, tức bụng. Nguyên nhân là do các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, lên men và sản sinh ra khí, các chất độc hại gây tình trạng chướng, tức bụng, đau bụng.
Mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào bụng bé. Nếu thế bụng bé cứng, tiếng kêu vang và rõ, chứng tỏ khí trong bụng bé rất nhiều. Táo bón làm bé mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, về lâu dài tình trạng này kéo dài có thể khiến bé thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Cảm giác đi ngoài chưa hết phân
Táo bón kéo dài ở trẻ làm phân bị dồn ứ lâu trong trực tràng, tạo thành các khối cứng, khó tống đẩy được ra ngoài. Khi phân dồn nhiều và ứ lâu tại đây, trẻ sẽ có cảm giác buồn đi cầu nhưng lại đi không được, hay chỉ đi được một ít nhưng chưa hết phân.
Hiện tượng són phân lỏng
Nhiều bé táo bón còn có hiện tượng són phân lỏng, nhiều khi trẻ cũng không kiểm soát được. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ chạy nhảy, nô đùa nhiều hoặc hoạt động mạnh. Són phân lỏng do táo bón nhưng nhiều bố mẹ dễ nhầm lẫn với tiêu chảy, dẫn đến điều trị sai lầm khiến cho táo bón ngày càng nặng hơn.
Đau hậu môn khi đi ngoài
Trẻ táo bón thường bị đau hậu môn khi đi ngoài vì phân cứng rắn, trẻ phải gồng lên khi đi cầu, cọ xát vào niêm mạc hậu môn gây đau, tổn thương hậu môn. Thậm chí có trường hợp phân kích thước lớn, thì hậu môn phải dãn hết cỡ có thể gây nứt kẽ hậu môn.
Xem thêm: Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Đi cầu phân lẫn máu
Ở trẻ táo bón thường phải gồng mình khi đi cầu, phân cứng nên cọ xát vào niêm mạc hậu môn, gây trầy xước. Hậu quả là trong phân bé có lẫn máu, thường là máu đỏ tươi trên bề mặt phân chứ không bầy nhầy. Khi quan sát hậu môn của bé có thể thấy được các vết nứt trên hậu môn.
Phân có mùi khó chịu
Do táo bón nên phân bị ứ lại lâu trong trực tràng, không tống đẩy được ra ngoài nên lên men và sinh khí gây nên mùi khó chịu. Chính vì thế, trẻ táo bón khi đi cầu phân có mùi khá khó chịu.
Liệu bé có thật sự bị táo bón không?
Mức độ táo bón của bé như thế nào?
Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để nhận kết quả và sự tư vấn chính xác nhất dành cho bé yêu
Đánh giá mức độ táo bón của trẻ
Theo tiêu chuẩn ROME III, trẻ nhỏ sẽ được chẩn đoán táo bón khi có ít nhất 2 triệu chứng trong vòng 1 tháng (trẻ < 4 tuổi) và 2 tháng (trẻ >4 tuổi).
Trẻ < 4 tuổi
- Đi tiêu < 2 lần mỗi tuần
- Són phân ít nhất 1 lần mỗi tuần sau khi đã biết đi cầu
- Tiền sử nín giữ phân
- Tiền sử tiêu phân cứng hoặc đau khi tiêu
- Có khối phân lớn trong trực tràng
- Tiền sử tiêu phân lớn, nghẹt bồn cầu
Các triệu chứng đi kèm có thể là quấy, giảm thèm ăn và/hoặc no ngang. Các triệu chứng này sẽ mất đi sau khi trẻ tiêu được khối phân lớn.
Trẻ ≥ 4 tuổi và không đủ tiêu chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
- Đi cầu < 2 lần mỗi tuần
- Són phân ít nhất 1 lần mỗi tuần sau khi đã biết đi cầu
- Có tư thế nín giữ phân hoặc tiền sử nín giữ phân tự ý
- Tiền sử đi cầu phân cứng hoặc đau hậu môn sau khi đi cầu
- Có khối phân lớn trong trực tràng
- Tiền sử đi cầu phân lớn, thậm chí gây nghẹt bồn cầu
Ngoài ra, các mẹ phần nào có thể dự đoán được mức độ táo bón của trẻ dựa vào tính chất của phân, chẳng hạn như:
- Mức độ bình thường: Phân lợn cợn và nhầy hoặc từng cục nhầy và mềm (dễ ra). Phân có thể thành khuôn, trơn tru, mềm
- Táo bón cơ năng: Phân thành khuôn, khô, nứt nẻ hoặc lợn cợn
- Táo bón thực thể: rời rạc thành từng cục, cứng như kiểu phân dê, hoặc phân thành khối lớn, đầu phân khô cứng và rất khó ra.
Mẹ cần biết ngay cách này để chống táo bón cho trẻ
Điều quan trọng nhất trong điều trị và phòng chống táo bón kéo dài ở trẻ là cha mẹ cần kiên trì. Tích cực áp dụng các biện pháp như chế độ ăn uống, vận động, massage bụng và dùng thuốc thụt tháo đúng cách.
Cho trẻ uống đủ nước và thay đổi chế độ ăn
Uống đủ nước trong ngày giúp bé hạn chế nguy cơ táo bón. Với trẻ còn bú sữa, mẹ có thể cho bé bú nhiều cữ hơn. Còn với bé lớn hơn, lượng nước hàng ngày có thể được tính bằng công thức: cân nặng (số kg) x 100 ml. Nước ở đây có thể là nước lọc, sữa, nước trái cây, canh, súp…
Chế độ ăn hàng ngày tăng cường thêm rau xanh, hoa quả giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, giảm táo bón như rau mồng tơi, đậu bắp, cam, bưởi, chuối, đu đủ, thanh long…
Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ quá ngọt, đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ… Chú ý, kết hợp nguyên liệu phong phú và đổi bữa thường xuyên hay trang trí đẹp mắt để hấp dẫn bé ăn rau quả nhiều hơn.
Mát xa bụng hỗ trợ tiêu hóa
Mát xa bụng không chỉ giúp tăng hiệu suất hoạt động của ruột mà còn giúp đẩy phần hơi dư trong bụng bé ra ngoài, xì hơi và đi cầu dễ hơn.
Cha mẹ có thể thực hiện bằng cách đơn giản như đặt ngón trỏ và ngón giữa gần rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng vòng tại chỗ, sau đó mở rộng dần ra khi ngón tay chạm tới phần hông phải. Chú ý chiều xoa theo đúng chiều kim đồng hồ.
Dùng thuốc nhuận tràng, thụt tháo đúng lúc, đúng cách
Với những trường hợp táo bón phân ứ cứng trong trực tràng, có một số biện pháp sẽ được thực hiện ngay để tống phân tồn ứ ra khỏi trực tràng như bơm hậu môn, thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng liều cao trong 5 – 7 ngày.
Sau khi đã tống được phân bị tồn ứ ra ngoài, cần dùng thuốc nhuận tràng một thời gian nữa với liều duy trì. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hay thụt tháo cha mẹ không nên tự ý sử dụng cho bé mà nên có sự hướng dẫn, tư vấn cụ thể từ bác sĩ. Vì nếu lạm dụng thụt tháo có thể sẽ gây cho trẻ mất phản xạ đi cầu tự động.
Rèn thói quen đi đại tiện hàng ngày
Đây là một cách khá hay để hạn chế táo bón. Hàng ngày vào một thời điểm nhất định nên cho bé ngồi bô đi đại tiện hoặc đưa bé vào nhà vệ sinh để đi đại tiện. Nếu bé chưa thể đi được hay đi lâu cha mẹ hãy kiên trì cổ vũ, hỗ trợ bé, sau vài tuần bé có thể hình thành được phản xạ và thói quen đi cầu hàng ngày.
Mẹ có thể sắm cho bé những chiếc bô xinh xắn cho bé ngồi để giúp khắc phục nỗi sợ hay e ngại mỗi khi đi đại tiện.
Mẹ nên biết: Cách trị táo bón cho trẻ tại nhà cực hiệu quả!
Fitobimbi Isilax – Bí mật từ chất xơ tự nhiên đẩy lùi táo bón
Vòng luẩn quẩn táo bón – sợ đau – sợ đi cầu cứ diễn ra lặp lại liên tục nếu không có giải pháp thực sự hiệu quả và triệt để. Nào cần tìm đâu xa khi mẹ đã có trong tay giải pháp hỗ trợ tuyệt vời đến từ FITOBIMBI ISILAX – Dòng siro thảo dược NHẬP KHẨU nguyên chai từ Ý với thành phần 100% THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN.
Siro FITOBIMBI ISILAX chứa các thành phần 100% từ thảo dược chuẩn hóa Châu Âu như: Dịch chiết Manna, Cẩm quỳ, Mận Châu Âu, Táo tây, Inulin & Pectin táo. Cung cấp một lượng chất xơ hòa tan dồi dào từ thực vật cùng vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp:
- Làm mềm phân, tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột để tống đẩy phân ra ngoài
- Nhuận tràng, giảm táo bón cho trẻ
- Đồng thời cung cấp vitamin cần thiết hỗ trợ phục hồi tổn thương đường tiêu hóa do táo bón kéo dài
Để bổ sung những thiếu sót của việc điều trị táo bón bằng thuốc hay thụt tháo, hiện nay Fitobimbi Isilax được xem là một giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón kéo dài ở trẻ hiệu quả và an toàn. Sản phẩm thích hợp cho trẻ bị táo bón kéo dài, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hấp thu kém, nhờ đó cho bé đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt hơn.
Bài viết trên đây đã chỉ ra 9 dấu hiệu trẻ bị táo bón để cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết và tìm được hướng xử trí hợp lý. Việc điều trị táo bón ở trẻ cần phải kiên trì và áp dụng đúng phương pháp mới có thể có hiệu quả tốt được. Nếu cần hỗ trợ hay tư vấn thông tin hữu ích về bệnh táo bón trẻ em, đừng quên tổng đài tư vấn 0976807722 từ Fitobimbi nhé!