Điểm Mặt 10 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Chậm Tăng Cân Mà Mẹ Không Ngờ Tới

556 người đã xem

Có thể mẹ đã biết, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, nhưng có bao giờ mẹ nghĩ rằng bé nhà mình chậm tăng cân là do bị táo bón chưa? Nếu chưa, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem 10 nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân là gì để từ đó có các biện pháp khắc phục cho trẻ.

Trẻ chậm tăng cân, nguyên nhân do đâu?

Trẻ chậm tăng cân, nguyên nhân do đâu?

Không nạp đủ calo

Chiếm tới 90% các trường hợp trẻ chậm tăng cân là do trẻ không tiêu thụ đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể xảy ra do trẻ không muốn ăn bởi nhiều nguyên nhân hoặc cha mẹ không thực sự hiểu biết rằng bé cần bao nhiêu calo một ngày.

Hoặc do những trẻ mới biết đi tăng cường hoạt động nên tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng lượng calo nạp vào lại không đủ.

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân này có thể do nguồn sữa mẹ không đủ hoặc do cha mẹ pha sữa công thức không đúng cách.

Hạn chế thức ăn

Đôi khi, vì một lý do khách quan nào đó khiến người chăm sóc trẻ không cho trẻ ăn đầy đủ. Một số gia đình điều kiện kinh tế kém cũng rơi vào tình trạng thiếu hụt thức ăn.

Trẻ không nạp đủ calo khiến trẻ chậm tăng cân

Trẻ không nạp đủ calo khiến trẻ chậm tăng cân

Một số trẻ lớn hơn cũng có thể không nạp đủ calo vì chúng đang phải vật lộn về vấn đề hình ảnh cơ thể và cân nặng do mắc chứng rối loạn ăn uống.

Các vấn đề về răng miệng hoặc thần kinh

Khi trẻ gặp phải một số vấn đề về răng miệng hoặc thần kinh ảnh hưởng đến khả năng nuốt của trẻ cũng có thể khiến trẻ không ăn uống được tốt, dẫn đến trẻ không tăng cân hoặc trẻ tăng cân chậm.

Trẻ bị nôn trớ

Đôi khi trẻ bị nôn trớ quá nhiều khiến sữa hoặc thức ăn không được cung cấp đủ cho trẻ. Nguyên nhân có thể do trẻ bị chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hoặc một số vấn đề khác khiến trương lực cơ thấp gây ra các rối loạn.

Trẻ bị táo bón

Tin được không? Táo bón cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Khi trẻ bị táo bón, phân tích tụ lại lâu ngày trong trực tràng khiến bé luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến ăn không ngon miệng, lâu dần lười ăn và chậm tăng cân.

Táo bón khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, lười ăn chán ăn

Táo bón khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, lười ăn chán ăn

Trẻ gặp các vấn đề về tuyến tụy

Một đứa trẻ không thể tiêu hóa tốt thức ăn vì tuyến tụy hoạt động kém cũng là lý do khiến chậm tăng cân. Khi trẻ gặp tình trạng này, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, sủi bọt, có mùi hôi.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các rối loạn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột như bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) hoặc bệnh Crohn (viêm ruột) cũng có thể khiến trẻ tăng cân kém. Trong bệnh Celiac, các triệu chứng thường bắt đầu khi trẻ bắt đầu được cung cấp các thực phẩm có chứa gluten vào chế độ ăn.

??? Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Nhanh Tình Trạng

??? Chuyên Gia Giải Đáp Trẻ Bị Đầy Bụng Nên Ăn Gì

Các vấn đề về tuyến giáp và trao đổi chất

Trong một số trường hợp, cơ thể trẻ sẽ đốt cháy quá nhiều calo nếu tuyến giáp hoạt động quá mức. Khi đó, lượng calo nạp vào không bù lại lượng calo bị đốt cháy dẫn đến bé tăng cân chậm.

Các bệnh lý tim mạch

Khi trẻ bị rối loạn tim dẫn đến suy tim, cũng có thể khiến trẻ ăn uống không ngon miệng vì trẻ phải gắng sức để thở.

Rối loạn di truyền

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác được cho là có liên quan đến di truyền ảnh hưởng đến việc tăng cân của trẻ. Tuy nhiên vẫn còn cần phải được các chuyên gia nghiên cứu và đánh giá thêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu cha mẹ lo lắng bé nhà mình không tăng cân như mong muốn hoặc nghi ngờ trẻ gặp phải bất cứ nguyên nhân nào trong số 10 nguyên nhân đã kể trên, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Tại đây, các bác sĩ sẽ khám cho trẻ và xác định nguyên nhân là do trẻ không ăn đủ calo hay do trẻ đang mắc một số bệnh lý từ đó có cách xử lý cho phù hợp.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy bé chậm tăng cân trong thời gian dài hoặc thậm chí không tăng cân, sút cân

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy bé chậm tăng cân trong thời gian dài hoặc không tăng cân, sút cân

Các bác sĩ cũng sẽ theo dõi thường xuyên biểu đồ BMI (biểu đồ tăng trưởng) của trẻ để xem trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Cũng như yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng và các chức năng khác của cơ thể.

Hầu hết trẻ em đều cần tăng lượng calo nạp vào để tăng cân. Việc tăng trưởng sẽ sử dụng tới 5 – 10% tổng lượng calo của trẻ sau khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vì thế, khi trẻ chậm tăng cân, hãy giúp bé tăng cân đúng cách, lành mạnh, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng