8 Nguyên Nhân Trẻ Bị Táo Bón Kéo Dài Thường Gặp Nhất

7.079 người đã xem

Táo bón ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em mỗi năm. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, khoảng 18% trẻ mới biết đi và 14% trẻ nhỏ bị táo bón. May mắn thay, táo bón thường chỉ là tạm thời và nếu tìm được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ thì có thể khắc phục được cho bé dễ dàng. Dưới đây là 8 nguyên nhân trẻ bị táo bón thường gặp nhất mà mẹ cần biết.

Cách Nhận Biết Trẻ Táo Bón Kéo Dài

5 Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Trẻ Bị Táo Bón Kéo Dài

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Liệu bé có thật sự bị táo bón không?

Mức độ táo bón của bé như thế nào?

Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để nhận kết quả và sự tư vấn chính xác nhất dành cho bé yêu

1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra táo bón ở trẻ. Bởi vì ngày nay tràn lan các đồ ăn vặt đóng gói, các thực phẩm chế biến sẵn…Những thực phẩm này thường chứa ít hoặc không chứa chất xơ – chất cần thiết cho nhu động ruột hoạt động khỏe mạnh và đều đặn.

Hãy đảm bảo cho bé ăn từ 20 – 25 gram chất xơ mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn nhẹ bằng một quả táo và bơ đậu phộng để giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bé một cách lâu dài.

Chế độ ăn không hợp lý là một trong các nguyên nhân trẻ bị táo bón kéo dài

Chế độ ăn không hợp lý là một trong các nguyên nhân trẻ bị táo bón kéo dài

2. Sữa

Sữa cũng có thể gây táo bón ở trẻ nhỏ, đặc biệt với những trẻ nhạy cảm với protein trong sữa bò. Sữa là một loại thực phẩm dễ bị dị ứng hoặc nhạy cảm nhất, đặc biệt là ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Nếu bé nhà bạn bị dị ứng với đạm sữa bò hoặc không dung nạp lactose, cha mẹ có thể chuyển sang các loại sữa khác như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành…để xem hệ tiêu hóa của trẻ có được cải thiện hay không.

3. Stress

Có một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa não và ruột. Căng thẳng và lo lắng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

Khi đó, cha mẹ hãy xác định những yếu tố gây căng thẳng ở trẻ và giúp trẻ thư giãn tránh táo bón.

4. Mất nước

Nếu bé không được cung cấp đủ nước mỗi ngày thì phân của trẻ có thể cứng và khô khiến việc tống xuất ra ngoài trở nên khó khăn.

Hãy đảm bảo bé được bổ sung ít nhất 250ml chất lỏng (tốt nhất là nước) trong mỗi bữa ăn. Cha mẹ cũng nên nhắc nhở những đứa trẻ hiếu động nghỉ chơi để uống thêm nước nhé.

5. Thay đổi thói quen

Bất kỳ những thay đổi nhỏ nào trong thói quen của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến việc đi tiêu hàng ngày của trẻ. Một số những thay đổi phổ biến làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ bao gồm:

  • Gia đình chuyển nhà hoặc có một chuyến đi du lịch
  • Trẻ bắt đầu đi nhà trẻ hoặc trường học mới
  • Trẻ nghỉ học, kể cả nghỉ hè
  • Trẻ dành nhiều thời gian hơn ở một nơi khác ngoài nhà của trẻ
Trẻ đi học không quen với môi trường mới dẫn đến nhịn đi cầu gây táo bón

Trẻ đi học không quen với môi trường mới dẫn đến nhịn đi cầu gây táo bón

Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi khi đi đến những nơi mới hoặc đơn giản là trẻ bỏ qua những dấu hiệu cần đi “ị” do thay đổi lịch trình. Nếu mẹ nhận ra việc táo bón ở trẻ có liên quan đến việc thay đổi thói quen. Hãy đảm bảo dành từ 10 đến 30 phút mỗi ngày để giúp bé làm quen với nhà vệ sinh mới nhé.

6. Chơi điện tử

Điều bất ngờ nhất là sở thích chơi điện tử ở trẻ có thể góp phần gây ra táo bón. Trẻ có thể say mê với các trò chơi đến mức trẻ không muốn dừng lại và quên mất việc đi vệ sinh hoặc trẻ cố tình nhịn đi vệ sinh vì không muốn bỏ lỡ trò chơi của mình.

Ngoài ra, việc chơi điện tử làm giảm các hoạt động thể chất và vận động của trẻ. Các hoạt động thể chất rất quan trọng để giữ cho nhu động ruột hoạt động trơn tru.

Cha mẹ hãy đặt cho trẻ một giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị chơi điện tử của trẻ và nhắc trẻ đi vệ sinh trong khi đang chơi.

7. Trẻ bắt đầu tập ngồi bô

Tập ngồi bô là một bước chuyển đổi lớn đối với trẻ nhỏ. Nó có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng dẫn tới cố nhịn đi cầu thay vì giải quyết chúng.
Cha mẹ có thể khắc phục bằng cách cố gắng làm cho việc tập ngồi bô của trẻ trở nên vui vẻ và không gây căng thẳng, áp lực cho trẻ để giúp trẻ tập làm quen tốt hơn không gây táo bón.

Trẻ không quen với việc ngồi bô dẫn đến sợ đi cầu

Trẻ không quen với việc ngồi bô dẫn đến sợ đi cầu

8. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể làm giảm nhu động ruột gây nên táo bón. Hãy xem lại các loại thuốc mà bé đang sử dụng và trao đổi với các bác sĩ nhi khoa xem chúng có thể là nguyên nhân trẻ bị táo bón hay không.

Nếu cha mẹ đã giải quyết tất cả các nguyên nhân trẻ bị táo bón đã kể ở trên mà trẻ vẫn khó đi ngoài, hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bé và có cách điều trị kịp thời cho trẻ nhé.

Nguồn bài viết: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chuyên mục sức khỏe nhi khoa số 1: Táo bón trẻ nhỏ, nguyên nhân & nguyên tắc điều trị

Trẻ ăn dặm quá sớm dễ bị táo bón

Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Dành Cho Mẹ Thông Thái

Bài viết nên xem

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới

Chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài

Trẻ 1 Tháng Tuổi Đi Ngoài Bao Nhiêu Lần Được Coi Là Bình Thường?

Chữa trị táo bón trẻ em và những sai lầm cha mẹ dễ mắc phải

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng