6 cách giúp trẻ đi ngoài dễ dàng khi bị táo bón

23.272 người đã xem

Theo thông tin từ Thư viên Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 1/2011, táo bón là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng gần 30% trẻ em trên toàn thế giới. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, đau đớn và vô cùng khó chịu. Nếu kéo dài có thể khiến trẻ sụt cân, còi cọc, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như tắc ruột, viêm nhiễm trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

trẻ không đi ngoài được phải làm sao

Vậy làm cách nào để xác định trẻ bị táo bón kéo dài và cách nhanh chóng giúp trẻ vượt qua?

Dấu hiệu điển hình nhận biết trẻ táo bón kéo dài

Muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng táo bón cho trẻ thì cần phải nhận biết nó thật sớm. Một số dấu hiệu điển hình mà cha mẹ có thể lấy làm căn cứ xác định trẻ táo bón gồm:

Số lần đi đại tiện ít

Việc theo dõi tần suất đại tiện (đi ngoài) của trẻ là việc quan trọng mà các bậc phụ huynh cần làm. Tuy nhiên, tần suất đi đại tiện của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, lượng thức ăn… Nếu ở mức như bảng dưới đây nghĩa là trẻ có thể đang bị táo bón.

Đối tượngSố lần đại tiện 
Trẻ sơ sinh< 2 lần/ ngày
Trẻ từ 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi< 3 lần/ tuần
Trẻ từ 1 tuổi trở lên< 2 lần/ tuần

Tình trạng phân

Tình trạng phân là một trong những dấu hiệu điển hình nhất giúp cha mẹ dễ phát hiện táo bón ở trẻ. Do đó mà năm 1997 biểu đồ phân Bristol được phát triển tại Bệnh viện Hoàng gia Bristol và được sử dụng rộng rãi như một công cụ nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị các bệnh khác nhau về ruột, trong đó có táo bón.

Cụ thể, biểu đồ phân đã chia táo bón thành 5 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Đầu phân khô
  • Cấp độ 2: Lổn nhổn như phân dê
  • Cấp độ 3: Khuôn to, nứt kẻ
  • Cấp độ 4: Phân khô, vón cục
  • Cấp độ 5:To, cứng, dính máu
Thang phân loại tình trạng phân táo bón ở trẻ theo bệnh viện Bristol Anh Quốc

Thang phân loại tình trạng phân táo bón ở trẻ theo bệnh viện Bristol Anh Quốc

Gặp khó khăn khi đại tiện

Trẻ táo bón thường sợ đi vệ sinh vì phải rặn nhiều, đau hậu môn, mặt đỏ bừng, người vã mồ hôi, thậm chí khóc lóc, la hét vì không thể đi vệ sinh và đau rát.

Chướng bụng, sờ cứng

Táo bón khiến các chất cặn bã trong đồ ăn thức uống không đào thải được ra ngoài, từ đó làm cho các chất độc tích tụ làm cho bụng của bé căng cứng, đầy hơi, chướng bụng. Vì thế, đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biêt của táo bón ở trẻ.

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ táo bón lặp đi lặp lại

Táo bón ở trẻ được chia thành 2 nhóm là táo bón thực thể và táo bón chức năng. Táo bón thực thể là táo bón xảy do các nguyên nhân thực thể như đường tiêu hóa bị tổn thương cấu trúc hoặc chức năng bên trong hay ngoài cần được can thiệp.

Tuy nhiên, theo thống kê, trẻ bị táo bón có đến 95% là táo bón chức năng. Và một số nguyên nhân chủ yếu gây táo bón chức năng ở trẻ gồm:

  • Bước ngoặt phát triển: theo đánh giá, táo bón ở trẻ thường xảy ra ở 3 thời điểm khi bắt đầu ăn dặm; bắt đầu tập ngồi bô/bồn cầu và khi bắt đầu đi học. Bởi đây là những thời điểm trẻ phải thay đổi thói quen, môi trường sinh hoạt hoặc thay đổi chế độ ăn khiến bé chưa kịp thích nghi.
  • Bé nhịn đi ngoài: do mải chơi; hoặc là nhà vệ sinh khiến bé không thoải mái, thường gặp ở những bé mới đi học. Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài làm cho phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài, rồi bé sợ và lại tiếp tục nhịn. Nó như một vòng luẩn quẩn.
  • Do trẻ lười vận động: ngày nay nhiều trẻ có thói quen ngồi lì 1 chỗ xem tivi, dùng điện thoại, ipad hàng giờ khiến nhu động ruột giảm, phân ít di chuyển và dẫn đến táo bón.
  • Do chế độ ăn thiếu nước và chất xơ: đây là lý do thường gặp nhất vì trẻ thường là lười hoặc từ chối ăn các loại rau, củ, trái cây. Mà chất xơ giúp giữ nước trong ruột già, làm mềm phân và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh. Ngoài ra chất xơ còn là thức ăn nuôi các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Do sử dụng thuốc điều trị: Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu vì thế rất dễ nhiễm bệnh, và việc phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian dài làm cho hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng dẫn đến táo bón.

Đây là những thói quen xấu, mà đã là thói quen thì rất khó để thay đổi vì vậy mà khiến trẻ gặp tình trạng táo bón kéo dài lặp đi lặp lại.

Vậy làm cách nào để giúp bé nhanh đi ngoài khi bị táo bón?

 

 Đánh giá mức độ táo bón của bé

Trong trường hợp bạn đã áp dụng tất cả các mẹo trị táo bón mà tình trạng táo bón ở trẻ vẫn không cải thiện

Bạn hãy điền form dưới đây để nhận kết quả tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia hoàn toàn MIỄN PHÍ!

6 cách đơn giản giúp trẻ táo bón nhanh chóng đi ngoài, không bị lặp đi lặp lại

Táo bón khiến trẻ vô cùng khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, cha mẹ đừng vội dùng biện pháp tháo, thụt vì tháo, thụt chỉ là biện pháp cuối cùng, khi đã sử dụng tất cả những biện pháp khác mà táo bón ở trẻ chưa được cải thiện. Bởi tháo thụt rất tai hại, nếu lạm dụng có thể làm trầy xước, chảy máu hậu môn khiến trẻ càng đau rát và sợ đi ngoài hơn, bé lại nhịn thế là một vòng luẩn quẩn lại bắt đầu. Nghiêm trọng hơn, Việc làm dụng phương pháp này khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc, mất phản xạ tự đi ngoài.

Do vậy, để khắc phục tình trạng táo bón kéo dài không lặp đi lặp lại, cha mẹ cần kiên trì làm những điều sau:

Theo dõi lịch vệ sinh của con

Táo bón rất dễ lặp đi lặp lại, vì thế cha mẹ nên theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ bằng cách lập bảng biểu và ghi chú thời gian, trạng thái phân cụ thể để nắm bắt chính xác tình trạng tiêu hóa của con giúp can thiệp kịp thời để xử lý nhanh tình trạng táo bón cho trẻ nếu xảy ra. Ngoài ra, nếu trẻ bị táo bón gây nứt kẽ hậu môn thì cha mẹ cần vệ sinh thật sạch hậu môn cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn.

Điều chỉnh chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách bền vững để điều trị táo bón ở trẻ

  • Đối với trẻ đang bú mẹ: cần đánh giá trẻ đã được uống đủ lượng sữa một ngày hay không. Đồng thời, cần chú ý chế độ ăn của mẹ, hạn chế những thực phẩm không tốt như các chất kích thích, đồ cay nóng; tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức:cần lựa chọn loại sữa dễ tiêu, phù hợp với trẻ và pha đúng tỷ lệ nước theo hướng dẫn.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm nên nguy cơ bị táo bón sẽ cao hơn so với những độ tuổi khác, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa kịp thích ứng với chế độ ăn mới. Cha mẹ nên chọn thức ăn mềm, các loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ, nhuận tràng như táo, mận, cải xanh, khoai lang, chuối… Đồng thời, điều chỉnh độ đặc của thức ăn theo sự phát triển của trẻ. Nên tránh các loại thực phẩm khô, cứng, thịt đỏ, thực phẩm giàu chất đạm…

bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón

Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước do trẻ đã được bổ sung nước thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên cha mẹ có thể tham khảo lượng nước cần bổ sung theo bảng sau và tránh cho trẻ dùng những loại nước ngọt có gas:

TuổiSố ly nước uống trong ngày (1 ly = 250ml)
6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi½ – 1
11
22
33
44
55
66
77
88

Điều chỉnh thói quen đi tiêu (đại tiện)

Một trong những cách điều trị táo bón ở trẻ nhỏ là điều chỉnh thói quen và tư thế đi tiêu hằng ngày của trẻ nhỏ. Cha mẹ nên chú ý như sau:

  • Thói quen đi vệ sinh: Cha mẹ nên tập cho trẻ đi vệ sinh vào thời gian cố định sau các bữa ăn bằng cách nhắc nhở và khuyến khích trẻ mỗi ngày. Thời gian đi vệ sinh có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.
  • Tư thế đi vệ sinh: Tư thế đi vệ sinh đúng cách là phải tạo thành 1 góc 35 độ giữa phần thân trên và chân. Đây cũng chính là tư thế ngồi xổm. Ở góc nghiêng này, ruột kết sẽ được giữ thẳng, không gây tổn thương cho đại tràng. Phân sẽ dễ dàng được tống ra ngoài. Đồng thời giảm áp lực cho hậu môn và xương chậu.
Tư thế đi vệ sinh đúng cho trẻ là ngồi xổm

Tư thế đi vệ sinh đúng cho trẻ là ngồi xổm

Khuyến khích trẻ vận động

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là do nhu động ruột của bé yếu, chưa ổn định. Vì thế, vận động là biện phát rất tốt cho trẻ táo bón, nó vừa cải thiện thể lực, tăng khả năng phát triển, vừa kích thích cơ bụng, cơ hậu môn vận động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Cha mẹ có thể tăng cường vận động cho trẻ bằng cách dạy trẻ tập nâng người, tập ngồi, tập đẩy chân, cử động tay, xoay người… Đồng thời, kết hợp massage toàn thân cho trẻ giúp tăng cường tuần hoàn và đặc biệt là massage bụng 3 lần/ ngày và sau ăn từ 45 phút đến 1 giờ theo các bước sau:

  1. Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn bằng cách chà xát vào nhau, sau đó dùng dầu mát xa an toàn cho trẻ em và nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay
  2. Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược, bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, kéo ngang qua trên rốn, sau đó di chuyển xuống dưới.

Đối với trẻ trên 1 tuổi

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ xem các thiết bị điện tử, khuyến khích trẻ vận động bằng cách đi bộ, tập xe thăng bằng, xe đạp, tăng cường các hoạt động ngoài trời như pinic, thả diều, bơi lội… vừa giúp bé khám phá thế giới vừa giúp giảm táo bón cho trẻ.

Để giảm nhanh tình trạng táo bón cho trẻ, cha mẹ cần kết hợp tất cả các biện pháp trên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng táo bón của từng bé mà thời gian phát huy tác dụng khác nhau, cha mẹ cần kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, nên sửa dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm táo bón kéo dài cho trẻ.

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp giảm táo bón cho trẻ. Nhưng lại có rất ít sản phẩm đa tác động, an toàn và dễ dùng như TPBVSK Fitobimbi Isilax – hiện đang được rất nhiều mẹ đánh giá cao.

Fitobimbi Isilax – Giải pháp đa tác động giúp giảm nhanh táo bón kéo dài cho trẻ

Fitobimbi Isilax được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, chuẩn hóa châu Âu gồm: chất xơ hòa tan, Manna, cẩm quỳ, nước ép cô đặc mận và táo tây mang lại đa tác động vừa bổ sung chất xơ hòa tan từ thực vật giúp làm mềm phân, duy trì lượng phân bình thường và tăng sinh lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột vừa giúp điều hòa nhu động ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa giúp bé sớm thích nghi với việc thay đổi chế độ ăn; đặc biệt là giúp giảm ma sát, bảo vệ đường tiêu hóa còn non nớt của bé từ đó giúp giảm nhanh tình trạng táo bón kéo dài và tránh táo bón lặp đi lặp lại cho trẻ.

Sản phẩm không chứa gluten, không chứa lactose, không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ.

Fitobimbi Isilax đạt tiêu chuẩn cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp và được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất.

Đặc biệt, sản phẩm được bào chế dạng siro vị chua ngọt tự nhiên của mận và táo tây, dễ uống, có thể dùng trực tiếp hoặc pha với đồ ăn, đồ uống của trẻ.

Có thể thấy, táo bón ở trẻ em đa phần cần điều trị dài ngày và Fitobimbi Isilax là 1 trong những sản phẩm hiếm hoi có thể đáp ứng điều kiện an toàn, rất phù hợp để hỗ trợ điều trị táo bón lâu dài cho trẻ.

Tại Việt Nam, Isilax đã giúp hàng nghìn bà mẹ cải thiện tình trạng táo bón cho con. Điển hình là trường hợp mẹ Đặng Huyền Trang – Xóm 3, thôn Văn Hạnh, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, Thái Bình trong video sau đây:

Và đã có rất nhiều mẹ phản hồi tốt về sản phẩm:

Nếu bạn đang có bé gặp các vấn đề về bệnh táo bón? Hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 0976807722 để được các chuyên gia nhi khoa tư vấn miễn phí.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng