Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Ngoài Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

2.028 người đã xem

Có rất nhiều trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón. Điều này một phần là do hệ tiêu hóa còn non yếu, phần còn lại là do sữa không phù hợp. Khi bị táo bón, trẻ sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, quấy khóc, biếng ăn, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới thần kinh gây ảnh hưởng mỗi khi đi đại tiện. Vậy mẹ phải làm sao để sớm cải thiện tình trạng của bé? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết bài toán khó này, cùng theo dõi nhé!

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Vì sao trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường kháng thể và chống các bệnh đường ruột.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều mẹ gặp tình trạng tắc sữa sau sinh, khiến sữa không về đủ cho bé bú nên buộc phải dùng sữa ngoài thay thế.

Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn non yếu, trong khi sữa ngoài lại khó tiêu hóa hơn so với sữa mẹ. Do đó, trẻ không những khó dung nạp được dưỡng chất từ sữa ngoài mà còn dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Nguyên nhân trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón còn vì những lý do như sau:

Cho trẻ uống sữa ngoài sai cách

Nhiều mẹ không những cho trẻ dùng sữa ngoài từ sớm mà còn cho uống rất nhiều. Việc cho trẻ sơ sinh uống sữa ngoài quá nhiều sẽ khiến cơ thể không kịp hấp thụ, gây ra tình trạng tích tụ cặn bã dẫn tới táo bón.

Pha sữa không đúng tỷ lệ

Nhiều mẹ nghĩ rằng, sữa càng đặc thì càng nhiều dưỡng chất nên thường pha với tỷ lệ không chính xác. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên bao bì của mỗi loại sữa đều có in rõ hướng dẫn sử dụng, tỷ lệ pha thích hợp. Việc pha sữa quá đặc hay quá loãng đều làm giảm chất lượng của sữa, thậm chí có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ bị táo bón.

Không dung nạp Lactose

Lactose là thành phần có nhiều trong các loại sữa, giúp trẻ phát triển nhanh và thông minh hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ sinh ra cơ địa lại bị thiếu hụt Enzyme Lactase, nên hấp thu kém chất này. Từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều khí trong bụng gây khó tiêu, nôn mửa và táo bón.

Lựa chọn sữa không đúng độ tuổi

Sữa ngoài thường được phân loại theo đối tượng sử dụng. Vì vậy, nếu mẹ lựa chọn sữa ngoài không phù với độ tuổi trẻ có thể khiến cơ thể khó hấp thu, gây ra tình trạng chướng bụng, táo bón.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa, với các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón. Cụ thể như sau:

  • Phân bất thường: khô, rắn, hình viên nhỏ hoặc quá to, có màu đen hoặc xám.
  • Trẻ khó khăn khi đi đại tiện: Thời gian đi đại tiền vượt quá 15 phút, trẻ khóc khi đi ngoài.
Trẻ khó đi đại tiện

Trẻ khó đi đại tiện

  • Tần suất đi tiểu tiện và đại tiện ít hơn bình thường: Số lần đi đại tiện bình thường ở trẻ sơ sinh là từ 2-3 lần/ngày. Nếu trẻ sơ sinh uống sữa ngoài có số lần đi đại tiện ít hơn bình thường thì khả năng bé bị táo bón là rất cao. Bên cạnh đó, trẻ có số lần đi tiểu trong 1 tuần ít hơn 4 lần cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc táo bón.
  • Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, hay quấy khóc: Khi trẻ đi ngoài không được sẽ tích tụ chất thải trong cơ thể, khiến trẻ bị chướng bụng, sờ vào bụng thấy cứng khiến bé khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon.

Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón

Cách xử lý trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón

Táo bón là một bệnh lý phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý bẩm sinh như rối loạn chuyển hóa, tuyến giáp, phình đại tràng,… Ngoài ra, trẻ bị táo bón kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, són phân,…

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?

Chính vì vậy, ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của táo bón, mẹ cần có cách xử lý tại nhà để sớm cải thiện tình trạng bệnh, tránh dẫn tới biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý mà mẹ có thể tham khảo:

  • Không nên cho trẻ dùng sữa ngoài nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp, mẹ không có đủ sữa cho bé bú buộc phải dùng sữa ngoài, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn được loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi cũng như cân nặng của bé. Bên cạnh đó, mẹ chú ý hướng dẫn sử dụng và tỷ lệ pha sữa in trên bao bì sản phẩm để không pha quá đặc hay quá loãng.
  • Ưu tiên lựa chọn các loại sữa ngoài có tính chất gần giống sữa mẹ, sữa chứa đường dễ tiêu hóa, sữa có bổ sung chất xơ cho trẻ.
  • Để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn, mẹ có thể áp dụng cách ngâm hậu môn trẻ với nước ấm. Điều này sẽ giúp làm giãn hậu môn và tăng khả năng kích thích nhu động ruột.
  • Áp dụng phương pháp mát xa bụng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và đi ngoài nhanh chóng hơn.
  • Ở những trẻ bị dị ứng với sữa chứa thành phần lactose, mẹ nên chuyển sang loại sữa khác phù hợp với cơ địa của bé để không gây dị ứng.
  • Nếu quan sát thấy nước tiểu của trẻ có màu vàng đậm và mùi hôi khó chịu thì chứng tỏ trẻ đang bị thiếu hụt nước. Mẹ cần cung cấp nước cho trẻ từ 50-100ml nước mỗi ngày. Ngoài tác dụng duy trì sự sống, nước còn có khả năng làm mềm phân, ngăn chặn chứng táo bón xảy ra.
  • Với trẻ ăn dặm, mẹ cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hàng ngày của bé. Một số loại rau củ có tác dụng nhuận tràng mà mẹ có thể lựa chọn như: rau mồng tơi, bưởi, chuối, súp lơ, rau dền,… Lưu ý, khi chế biến thức ăn cho trẻ, các thực phẩm cần được nấu chín, làm mềm để trẻ dễ tiêu.
  • Nếu trẻ khó đi đại tiện, mẹ có thể xoa một chút dầu oliu hoặc dầu dừa vào hậu môn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng cách này trong trường hợp cần thiết để tránh mất đi phản xạ tự rặn của trẻ.

Mẹo Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Không Nên Bỏ Qua

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp đã áp dụng hầu hết các cách xử lý trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài trên mà tình hình vẫn không được cải thiện, hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị táo bón cần tới sự trợ giúp từ bác sĩ:

  • Trẻ đi ngoài phân có lẫn mủ hoặc máu, mùi hôi khó chịu
  • Trẻ khó đi đại tiện kèm quấy khóc trong nhiều giờ
  • Không đi tiểu trong suốt 1 ngày
  • Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, thậm chí co giật
  • Trẻ biếng ăn, mặt và da tối, có hiện tượng nhiễm độc phân

Việc đưa trẻ bị táo bón do dùng sữa ngoài tới gặp bác sĩ sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Việc trì hoãn điều trị có thể làm trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, gây suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài phải làm sao?”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ trang bị cho mình thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón

Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh có khó hay không?

Tổng Hợp Các Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?

Trẻ 3 Tháng Tuổi Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Bài viết nên xem

Bà bầu bị táo bón nặng – Vấn đề thường gặp khi mang thai

Siro thảo dược Fitobimbi Isilax chống táo bón kéo dài cho trẻ

Mẹ hỏi – Fitobimbi Isilax trả lời

Fitobimbi islax có tốt không

Fitobimbi Isilax Có Tốt Không? Sử Dụng Cho Bé Như Thế Nào?

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng