Hậu Quả Khôn Lường Khi Trẻ Bị Táo Bón Lâu Ngày – Cha mẹ cần làm gì?

13.579 người đã xem

Đừng nghĩ rằng táo bón ở trẻ là vấn đề đơn giản. Cha mẹ không hề biết rằng, nếu không điều trị sớm táo bón sẽ trở thành táo bón kéo dài, và khi đó hậu quả khi để trẻ bị táo bón lâu ngày là vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trẻ táo bón lâu ngày hậu quả nặng nề

Trẻ táo bón lâu ngày hậu quả nặng nề

Khi nào trẻ được coi là táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày là tình trạng trẻ bị táo bón liên tục trên 1 tháng, hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm mà không thể điều trị dứt điểm được. Trẻ táo bón kéo dài thường không rõ nguyên nhân, nhưng các chuyên gia cho rằng, nó có liên quan đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ.

Táo bón được xem là táo bón kéo dài nếu bé có những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ bị táo bón liên tục trên 1 tháng, hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm
  • Không đáp ứng với điều trị hoặc không có cải thiện rõ rệt
  • Trẻ táo bón kèm theo chán ăn, đầy bụng chướng bụng
  • Phân khô cứng, nhỏ như phân dê
  • Trẻ đau và căng thẳng khi đi cầu
  • Sợ đi cầu, thường xuyên nhịn đi cầu

Xem thêm: 5 Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Hậu quả khi trẻ bị táo bón kéo dài

Táo bón ngắn hạn thường không gây ra biến chứng và có thể điều trị được bằng cách tự chăm sóc như thay đổi chế độ ăn uống hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên táo bón kéo dài lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng và viêm các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn. Chúng có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gọi là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau khi trẻ đi cầu còn trĩ nội tuy không gây đau nhưng tthay vào đó, cha mẹ sẽ thấy trẻ có phân màu đỏ tươi trong tã lót hoặc trong bồn cầu.

Biến chứng trĩ khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Biến chứng trĩ khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Biếng ăn, suy dinh dưỡng

Khi bé bị táo bón lâu ngày, phân tích tụ lại không thoát ra được gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ, khiến trẻ chán ăn, ăn uống không ngon miệng, lâu dần dễ dẫn đến kém hấp thu, suy dinh dưỡng.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là kết quả của một số chấn thương ở hậu môn gây ra bởi tình trạng phân cứng. Khi phân cứng cọ vào hậu môn sẽ gây ra đau đớn ở trẻ và gây ngứa, đồng thời tạo nên các vết nứt ở thành hậu môn nên cha mẹ có thể nhận thấy máu trên phân của trẻ.

Sa trực tràng

Sa trực tràng xảy ra khi phần cuối cùng của ruột già – trực tràng bị nhô ra ngoài hậu môn và có thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sa trực tràng tuy không gây đau đớn và có thể tự khỏi trong nhiều trường hợp mà không cần điều trị nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của trẻ.

Ứ phân gây tắc ruột

Ứ phân là hiện tượng xảy ra khi bé bị táo bón kéo dài. Khi đó, phân của trẻ tích tụ lại cứng đến mức không thể đi tiêu bằng cách thông thường mà phải điều trị bằng thuốc hoặc thụt rửa hậu môn. Ứ phân gây nên hiện tượng tắc ruột và gây ra các triwwuj chứng như đau bụng, chuột rút và chướng bụng khó chịu ở trẻ.

Ứ phân gây tắc ruột

Nhiễm độc kéo dài

Trẻ táo bón lâu ngày sẽ khiến phân ứ đọng trong ruột già tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, phân hủy tạo ra các chất độc với cơ thể, các chất độc này được hấp thu trở lại vào máu dẫn tới nhiễm độc kéo dài ở trẻ.

Ung thư trực tràng

Phân của trẻ tích tụ lâu ngày tiết ta những chất có độc tố và chất gây ung thư, những chất này khi ở trong cơ thể – đặc biệt là trực tràng là nguyên nhân dễ gây ung thư trực tràng ở trẻ.

Trẻ bị táo bón phải làm sao

Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý và không hề nghiêm trọng, nhưng nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, táo bón mạn tính. Một số biến chứng trầm trọng có thể xảy ra là trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, mất phản xạ đi cầu, vv. Chính vì thế, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của táo bón cha mẹ cần chú ý để có thể kịp thời chữa trị.

Với trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng, việc điều trị thường bằng các Carbohydrate không tiêu hóa như chất xơ hòa tan hoặc các Carbonhydrate tiêu hóa như sorbitol(trong nước ép mận, táo), manitol (dịch chiết cây manna). Khi điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp này không hiệu quả, các loại thuốc nhuận tràng và thụt hậu môn có thể được dùng bổ sung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và thụt tháo cần rất thận trọng, bởi chúng có thể làm giãn cơ vòng hậu môn và dễ gây táo bón mãn tính.

Một số loại thuốc nhuận tràng có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị trẻ bị táo bón lâu ngày là:

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (có thể là Lactulose hoặc Sorbitol). Nhuận tràng thẩm thấu thường có hiệu quả tốt ở trẻ sơ sinh và không gây ra tác dụng phụ.
  • Trẻ sơ sinh bị táo bón không nên dùng dầu khoáng.
  • Thuốc thụt tháo có chứa Glycerin và nhuận tràng kích thích cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ, bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

thuốc nhuận tràng

Các phương pháp chữa trị bổ sung tại nhà khi trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài

Cho trẻ uống nhiều nước

Thông thường trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ thì không cần uống nước nhưng vì bé bị táo bón, ngoài sữa mẹ, bé cần bổ sung 30-50 ml nước/ngày. Với trẻ ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi thì uống 60-120 ml nước/ngày.

??? Mẹ Đã Hiểu Đúng Tầm Quan Trọng Của Nước Đối Với Trẻ Chưa

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín

Với những trẻ đã ăn dặm, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín xay nhuyễn. Cha mẹ có thể chọn một số loại rau quả có tính chất nhuận tràng như mồng tơi, khoai lang, đu đủ, chuối tiêu chín, vv. Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau quả chín từ nhỏ.

??? 6 Tác Dụng Của Rau Xanh Với Trẻ Em Đánh Bay Táo Bón

Nếu trẻ bú mẹ thì mẹ cũng cần uống nhiều nước (khoảng 2,5-3 lít nước/ngày). Đồng thời mẹ cũng cần ăn nhiều rau xanh, quả chín và có thể ăn thêm sữa chua hằng ngày. Với trẻ bú ngoài, nên chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

Xoa bụng cho trẻ

Cha mẹ có thể massage bụng cho trẻ để tăng kích thích nhu động ruột. Thực hiện như sau: Xoa bụng trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa.

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ

Đây cũng là một trong những cách có thể điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên chọn thời gian lúc trẻ không vội vã (có thể chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng) sau đó tập cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ đã chọn này. Thời gian đầu có thể khó khăn nhưng sau đó trẻ sẽ hình thành thói quen. Lưu ý tránh để trẻ ngồi bô hoặc bệ xí quá lâu.

điều trị khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Sử dụng thảo dược tiêu chuẩn hóa – Xu hướng mới trong điều trị táo bón ở trẻ 

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên thì sử dụng thảo dược chuẩn hóa để điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ châu Âu. Vì sao lại như vậy? Chỉ có thảo dược chuẩn hóa mới có tác dụng điều trị mà không hề có tác dụng phụ.

Trong việc điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh, một số loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng cao trong việc điều trị. Đó là:

  • Táo tây (Malus domestica). Có chứa một lượng lớn chất xơ dạng pectin giúp làm tăng nhu động ruột, làm mềm và tăng kích thước phân. Sorbitol trong táo tây chín còn có tác dụng như một chất nhuận tràng thẩm thấu. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất có trong táo tây còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
  • Mận (Prunus domestica). Trung bình 1 quả mận tím tách hạt chứa tới 12 gam chất xơ. Chất xơ giúp hấp thu nước để làm mềm phân, đồng thời tăng nhu động ruột và kích thích vi khuẩn có lợi phát triển. Mận cũng chứa khoảng 15% sorbitol.
  • Cây Cẩm quỳ (Malva sylvestris). Trong cây cẩm quỳ có chứa Mallow – có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng làm mềm phân, tăng trơn tru cho khối phân để có thể dễ dàng tống phân ra khỏi cơ thể.
  • Tần bì lùn (Fraxinus ornus). Dịch chiết của cây tần bì lùn có tên là Manna. Đương manitol có trong dịch chiết Manna được sử dụng như một loại nhuận tràng thẩm thấu giúp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đòi hỏi độ an toàn cao hơn rất nhiều. Các loại thảo dược trên phải được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tạo thành một công thức tác động trên nhiều cơ chế khác nhau nhằm điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả nhất, hạn chế tối đa những tác dụng không có lợi.

sử dụng thảo dược cho trẻ bị táo bón

Tại Italia, các nhà khoa học đã nghiên cứu và điều chế thành công công thức điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ các loại thảo dược trên. Isilax Bimbi là một sản phẩm được tin dùng bởi các bà mẹ Ý, sản phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ tại Ý, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất trên thế giới.

  • Không có dư lượng kim loại
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Không chứa mầm bệnh
  • Không chứa thực vật biến đổi gen

Sản phẩm đã lưu hành trên 10 năm tại châu Âu với độ an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng sản phẩm này. Mọi thông tin chi tiết, cha mẹ có thể để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi qua số hotline 0976807722 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể.

Trên đây là những hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày. Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm đó là thay đổi chế độ ăn cũng như sinh hoạt của trẻ. Chỉ khi trẻ không đáp ứng với những biện pháp này thì cha mẹ mới nên cho trẻ sử dụng các thuốc điều trị táo bón. Nên điều trị sớm để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra và khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo an toàn và phù hợp với trẻ nhé.

Bài viết liên quan

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón

Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Sai lầm khi dùng thuốc thụt hậu môn cho trẻ, mẹ phải cẩn thận

Bài viết nên xem

Chất xơ inulin – “Kẻ thù” của bệnh táo bón

Tư vấn trực tuyến “Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị TÁO BÓN tại nhà”

Điều Gì Khiến Trẻ Nhỏ Thường Xuyên Bị Táo Bón Chức Năng?

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng