Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

100.239 người đã xem

Bà bầu đi ngoài ra máu là dấu hiệu cho thấy hậu môn, trực tràng của mẹ bầu đang gặp vấn đề. Điều này gây rất nhiều lo lắng, hoang mang cho các mẹ. Vậy bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không và nên làm gì nếu bà bầu đi ngoài ra máu?

Mang thai 3 tháng đầu bị táo bón – Cần làm gì?

Các nhóm thuốc nhuận tràng sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai

ba-bau-di-ngoai-ra-mau

Nguyên nhân của bà bầu đi ngoài ra máu

Các bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng thường xảy ra khi các mẹ mang thai là do sức nặng, kích thước của thai nhi. Khi thai nhi phát triển sẽ tạo áp lực lên các cơ quan vùng chậu, kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động dẫn sẽ tới hiện tượng bà bầu đi vệ sinh ra máu.

Bà bầu đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:

Táo bón

Táo bón khiến phân khô cứng, khi đi qua niêm mạc ống hậu môn – trực tràng sẽ làm trầy, xước và chảy máu hậu môn. Dẫn tới bà bầu đi ngoài ra máu.

Táo là vấn đề rất thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự gia tăng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh.

Cùng với đó, nếu chế độ ăn thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu. Để điều trị táo bón ở bà bầu, trước hết các mẹ cần thay đổi chế độ ăn (ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây) và thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể chất).

Nếu như việc thay đổi chế độ ăn và lối sống thất bại, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

Táo bón ở bà bầu là hiện tượng thường gặp (Ảnh minh họa)

Táo bón ở bà bầu là hiện tượng thường gặp

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một chứng giãn tĩnh mạch trong và ngoài xung quanh trực tràng – ống hậu môn.

Bệnh xảy ra khi áp lực hậu môn tăng cao do sức nặng của thai nhi, cùng với sự giảm lượng máu ở vùng chậu, lưu thông máu kém kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ. Căn bệnh này rất phổ biến ở những tháng cuối của thai kì.

Ngoài việc đi ngoài ra máu, bệnh cũng gây cho mẹ bầu những khó chịu, đặc biệt là cảm giác căng tức hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn ngứa rát và luôn trong trạng thái ẩm ướt.

Nứt kẽ hậu môn

Đây là hiện tượng thường đi kèm với táo bón hoặc trĩ. Hiện tượng này xảy ra là do sự căng giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn. Ở những trường hợp bị nặng, tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng khi bệnh nhân cố rặn phân ra ngoài.

Khi bị nứt kẽ hậu môn, mẹ bầu sẽ đi ngoài ra máu (máu chảy thành giọt), vùng niêm mạc hậu môn đau rát kéo dài.

Bà bầu đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, việc bà bầu đi ngoài ra máu có thể coi là bình thường nếu nó chỉ xảy ra 1-2 ngày và sau đó tự hết. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần liên tiếp nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bởi do hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài, lượng máu không đủ cung cấp cho thai nhi sẽ dẫn tới tình trạng thai nhi phát triển chậm, khi sinh ra trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Nặng nề hơn, thai nhi có thể bị sẩy do sức khỏe của mẹ bầu kém, cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa, vv.

Do đó, dù bà bầu đi ngoài ra máu vì bất cứ lý do gì, các mẹ đều tuyệt đối không được chủ quan, thờ ơ mà phải điều trị. Nếu bà bầu phát hiện mình đi ngoài ra máu, hãy đến phòng khám để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp.

Bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh khi chưa rõ nguyên nhân, điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

ba-bau-di-ngoai-ra-mau-(4)

Một số lưu ý để cải thiện tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu

Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng

Để qua trình đại tiện được thuận lợi, các mẹ bầu nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng bằng cách ngồi xổm khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh việc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên tập một số bài tập thể dục, bài yoga nhẹ nhàng để gân cốt được thư giãn và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa được diễn ra một cách thuận lợi.

Không nên ăn đồ ăn cay nóng

Bởi những đồ này chứa nhiều chất kích thích, không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, để quá trình điều trị đi ngoài ra máu được thuận lợi, các mẹ nên tránh xa đồ cay nóng. Khi điều trị khỏi, các mẹ cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn này.

 Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng

Nếu như đồ cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa thì đâu mới là các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa?

Đó chính là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất xơ giúp cải thiện chức năng ruột già, tạo khối phân, bình thường hóa trạng thái phân và số lân đi tiêu. Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: gạo nâu, các loại đậu, lê, táo, mâm xôi, đu đủ, cam, chuối, các loại rau xanh, mận, vv.

Ngoài ra, trong táo còn chứa Pectit – có tác dụng tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột. Mận và kiwi có các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên giúp điều hòa nhu động ruột.

ba-bau-di-ngoai-ra-mau-(5))

Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ

Việc làm này cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu.

Bạn nên tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy. Đặc biệt bạn cũng nên lưu ý là không nhịn đi đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Khi bị trĩ, viêm nứt kẽ hậu môn mà các mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho các ổ apxe hình thành, khiến hậu môn nóng rát, niêm mạc sưng đỏ, nặng hơn là kèm theo các ổ mủ chảy dịch. Chính vì vậy, sau khi đi đại tiện, các mẹ nhớ chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhé.

ba-bau-di-ngoai-ra-mau-(6)

Chú ý vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện

Phòng tránh táo bón, trĩ

Táo bón và trĩ là 2 hiện tượng rất thường gặp ở bà bầu, đây cũng là nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng bà bầu đi ngoài ra máu. Vậy nên, bà bầu nên biết cách phòng tránh táo bón.

Để phòng tránh táo bón, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng và thực hiện theo như các lời khuyên phía trên của chúng tôi.

Cùng với đó, bà bầu có thể dùng thêm Isilax Mamma, một chế phẩm chống táo bón được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ.

isilaxmama

Tóm lại, bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên các mẹ không được phép chủ quan và thờ ơ với hiện tượng này, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu bị bệnh, mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc – điều này sẽ giúp đảm bảo các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Kỳ diệu loại nhựa cây chống táo bón của người châu Âu

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng