Táo bón là một triệu chứng, không phải là bệnh, có thể là cấp tính hoặc mãn tính, với các biểu hiện chính là giảm tần số đi ngoài hoặc phân khô và cứng. Trong đa số các trường hợp, táo bón xảy ra vì đại tràng đã hấp thu quá nhiều nước từ thức ăn trong ruột già. Ở bài viết lần này chúng ta cùng đi tìm hiểu một cách tổng quan về táo bón.
- Bị táo bón khi mang thai – Những điều nên biết
- Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
- Cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả
Mục Lục
Định nghĩa về táo bón
Không có một định nghĩa chính xác để xác định táo bón. Vì mỗi cá thể khác nhau, táo bón có thể biểu hiện khác nhau. Táo bón có thể được xác định khi giảm số lần đi ngoài, đau khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn, hoặc phân nhỏ hoặc cứng. Trong số các triệu chứng này, việc giảm số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Trong y học, táo bón thường được định nghĩa là dưới ba lần đi tiêu mỗi tuần. Và các bác sĩ thường kết hợp việc giảm tần số phân với các xét nghiệm chuấn đoán để xác định táo bón.
Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc cứng. Nên các tiêu chí mới hơn đã xác định táo bón khi có ít nhất hai trong số các triệu chứng dưới đây trong vòng ba tháng:
- Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần
- Phân khô, cứng
- Khó đi tiêu
- Có cảm giác bị chặn ở vùng hậu môn (do khối phân cứng)
- Có cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
- Dùng tay hoặc can thiệp y tế để giúp tống phân ra ngoài.
Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí của Rome III để xác định táo bón.
Tiêu chuẩn Rome III Chẩn đoán Táo bón chức năng *
1. Phải bao gồm hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây: A. Khó đi ngoài trong ít nhất 25% số lần đi vệ sinh B. Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 25% số lần đi vệ sinh C. Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn trong ít nhất 25% số lần đi vệ sinh D. Cảm giác tắc nghẽn hậu môn hậu trong ít nhất 25% số lần đi vệ sinh E. Dùng tay hoặc can thiệp y tế trong ít nhất 25% số lần đi vệ sinh F. Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần 2. Phân mềm hiếm khi xuất hiện nếu không sử dụng chất nhuận tràng 3. Không đủ tiêu chuẩn để xác định hội chứng ruột kích thích * Các tiêu chí xuất hiện trong 3 tháng, với triệu chứng khởi phát xuất hiện ít nhất 6 tháng trước khi chẩn đoán chính xác. – Drossman DA et al, Rome III, 2006 |
Các yếu tố nguy cơ?
Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển táo bón bao gồm tuổi, giới tính nữ, chủng tộc, và tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn.
- Tuổi: Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những trường hợp chống lại sự thôi thúc đi vệ sinh, thường xảy ra ở trẻ em bắt đầu đi học hoặc đi nhà trẻ.
- Giới tính: Táo bón thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới và đặc biệt trong thai kỳ. Táo bón không tăng theo tuổi, nhưng người cao tuổi (đặc biệt là phụ nữ) lại là đối tượng thường xuyên bị táo bón hơn.
Phân biệt táo bón cấp tính và mạn tính
Táo bón ở các đối tượng khác nhau thì khác nhau. Đối với nhiều người, táo bón chỉ đơn giản là số lần đi tiêu không thường xuyên. Đối với những người khác lại là phân khô cứng, khó đi ngoài, đi ngoài ra máu hoặc không có cảm giác trỗng rỗng khi đi ngoài. Nguyên nhân của từng triệu chứng táo bón này khác nhau nên phương pháp điều trị phải được điều chỉnh cho từng bệnh nhân cụ thể. Việc cần thiết là cần xác định tình trạng táo bón cấp tính và táo bón mãn tính.
- Táo bón cấp tính thường chỉ táo bón mới xuất hiện, còn táo bón mãn tính thường chỉ táo bón kéo dài.
- Táo bón cấp tính là tình trạng khẩn cấp bởi vì một bệnh lý nghiêm trọng có thể là nguyên nhân cho táo bón (ví dụ như ung thư ruột kết). Táo bón cấp tính đặc biệt nghiêm trọng, nếu nó kèm theo các triệu chứng như chảy máu trực tràng, đau bụng, buồn nôn và nôn, giảm cân.