Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng rất phổ biến. Nhiều phụ huynh rất lo lắng và hoảng sợ khi thấy con đi vệ sinh có lẫn máu tươi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Mục Lục
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài dính máu
Hoảng hốt, lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài dính máu là tâm lý thường gặp của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hãy thật bình tĩnh quan sát những đặc điểm sau:
- Màu sắc của máu: màu hồng, màu nâu đen hay màu đỏ tươi. Máu nâu đen báo hiệu vấn đề về dạ dày, ruột non. Máu đỏ tươi báo hiệu vấn đề về hậu môn, trực tràng, đại tràng.
- Các triệu chứng kèm theo: phân lỏng, nát hoặc khô, vón cục, trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi, nôn trớ, sốt…
Bé đi ngoài ra máu là một tình trạng khá nguy hiểm, phụ huynh không nên xem thường. Nếu kéo dài, bệnh sẽ có thể gây biến chứng nguy hiểm, rất khó để kiểm soát. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu
Táo bón
Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón. Táo bón khiến trẻ khó khăn trong việc đi đại tiện, do phân bị ứ đọng thành khối lớn, khô cứng, vón cục và phải dùng sức rặn. Từ đó gây tổn thương niêm mạc hậu môn, khiến hậu môn bị nứt và chảy máu.
Đây là mối nguy cơ hàng đầu gây nên tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, chỉ cần chữa khỏi táo bón, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ cũng chấm dứt.
Đánh giá mức độ táo bón của bé
Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để nhận kết quả
và sự tư vấn chính xác nhất dành cho bé yêu
Thiếu vitamin K
Vitamin K là thành phần quan trọng của hệ thống đông máu, nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến một số rối loạn gây chảy máu và gây ra hiện tượng phân dính máu. Đa số việc thiết hụt vitammin K thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vì thời gian này nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ. Do đó, nếu chế độ ăn của mẹ không đủ thì bé có nguy cơ thiếu vitamin K và có thể gặp tình trạng trẻ đi ngoài ra máu.
Kiết lỵ
Kiết lỵ là bệnh gây nên bởi sự xâm nhập của ký sinh trùng, vi khuẩn, virus tấn công vào đường ruột. Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng có mức độ khá nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công vào máu gây tử vong.
Ngoài tình trạng đi ngoài kèm máu, trẻ bị kiết lỵ thường có những triệu chứng khác như quấy khóc, đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có lẫn bọt hơi, dịch nhầy có mùi tanh,…
Polyp đại – trực tràng
Căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người lớn, trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều ca viêm polyp đại – trực tràng xuất hiện trên trẻ nhỏ.
Nguyên nhân trẻ mắc polyp đại – trực tràng có thể được cho là: thừa cân, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, thừa protein từ thịt đỏ. Các biểu hiện của bệnh polyp đại – trực tràng thường rất khó xác định. Tuy nhiên, khi kích thước polyp phát triển, trẻ sẽ gặp tình trạng đi ngoài lẫn máu tươi.
Một số khác lại gặp triệu chứng tiêu chảy kéo dài do polyp tiết ra nhiều nước và muối. Tình trạng này kéo dài có thể khiến lượng kali trong máu giảm và gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
Bệnh trĩ
Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu kéo dài có thể đối mặt với nguy cơ bị trĩ. Triệu chứng ban đầu của bệnh là bé đi ngoài khó, vẻ mặt hiện rõ sự đau đớn, phân kèm máu tươi hoặc dịch nhầy.
Lâu ngày, có thể các biểu hiện nghiêm trọng như như nứt kẽ hậu môn, xuất hiện búi trĩ gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế phụ huynh hãy đưa bé đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt.
Thương hàn
Vi trùng Salmonella enterica Typhi là mối nguy cơ hàng đầu gây nên bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ. Loại vi khuẩn này sẽ ký sinh trong đường ruột, tấn công hệ thống nội môi và lây lan khắp cơ thể. Khi bị bệnh, trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, sốt cao lên tới 40 độ C, tiêu chảy kèm theo máu, xuất hiện ban dát, cơ thể ra nhiều mồ hôi bất thường,…
Khi nào trẻ đi ngoài ra máu cần được đưa tới bác sĩ?
Bé ị ra máu/dính máu là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, cần có giải pháp can thiệp càng sớm càng tốt. Nếu xem thường, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với một số hậu quả nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tiêu hóa, mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng. Bố mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện nếu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Trẻ bị táo bón ra máu nâu đen, phân có mùi hôi tanh
- Trẻ quấy khóc liên tục, sốt cao trên 39 độ C
- Bé bị đi ngoài ra máu nhưng không táo bón
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, tần suất vượt quá 20 lần trong ngày
- Hậu môn của trẻ xuất hiện búi trĩ
Khi tới bệnh viện, trẻ sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm ổ bụng
- Chụp X quang
- Lấy mẫu phân tìm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
- Nội soi đường tiêu hóa
Cách chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường, khi bé đi cầu ra máu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc bổ sung men vi sinh (Fitobio Baby, Eubioflor, Biolac…), thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid, thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc chống nôn (Metoclopropramid)
- Trong trường hợp trẻ đi ngoài ra máu có nhiễm trùng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Mẹ cần cho bé ăn nhiều hơn các loại rau xanh, củ quả và trái cây. Những thực phẩm giàu chất xơ này có khả năng kích thích sự co bóp tại nhu động ruột, từ đó tạo áp lực tống phân ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh còn tránh được tình trạng mất nước ở trẻ, giúp làm mềm và tạo khối phân.
Cho bé uống nhiều nước
Uống nước không chỉ tốt cho hệ hô hấp mà còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tại ruột dễ dàng hơn. Tùy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ, mẹ cần bổ sung cho bé lượng nước cần thiết mỗi ngày. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ 1-10kg: Nhu cầu nước mỗi ngày là 100ml
- Trẻ từ 11-20kg: Nhu cầu nước mỗi ngày là 1000ml
- Trẻ từ 21kg trở lên: Nhu cầu nước mỗi ngày là từ 1500ml
Thay đổi loại sữa công thức cho bé
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ cần được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bà mẹ đã cho trẻ dùng sữa ngoài từ rất sớm do sữa không về đủ cho trẻ bú.
Tuy nhiên, các loại sữa công thức lại chứa hàm lượng dinh dưỡng quá lớn, hệ tiêu hóa non yếu của trẻ khó có thể hấp thu được. Từ đó hình thành các cặn bã dư thừa, khiến trẻ bị táo bón.
Do đó, trước cho con dùng sữa ngoài, mẹ nên lắng nghe ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được loại sữa thích hợp.
Chế biến thức ăn dạng mềm
Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài, khi chuyển sang chế độ ăn dặm có thể chưa thích nghi kịp với các thực phẩm dạng thô nên thường bị táo bón. Do vậy, vào thời gian đầu trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chuẩn bị những thực phẩm dạng lỏng, mềm để trẻ làm quen dần. Các loại thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ ăn dặm như: các loại cháo, súp rau củ, sinh tố,….
Mẹ hạn chế ăn đồ cay nóng
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ sơ sinh. Do vậy, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế đồ ăn cay nóng, thay vào đó là những thực phẩm giàu chất xơ để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bổ sung vitamin K
Để giảm thiểu tình trạng trẻ bị đi ngoài ra máu do thiếu vitamin K, trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần bổ sung đủ lượng dưỡng chất này. Ngoài ra, một chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin trong thời gian cho con bú cũng thật sự cần thiết.
Bổ sung Fitobimbi Isilax cho bé
Đối với trẻ bị táo bón kéo dài, bên cạnh nhưng biện pháp trên, một giải pháp được các CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CAO hiện nay là duy trì sử dụng siro thảo dược cải thiện tình trạng táo bón an toàn theo liệu trình phù hợp. Sản phẩm tiêu biểu nhận được phản hồi tốt từ các mẹ hiện nay là Fitobimbi Isilax – Nhập khẩu nguyên hộp từ Italy.
Fitobimbi Isilax được chắt lọc từ những kinh nghiệm quý báu và nghiên cứu khoa học của các chuyên gia Italia.
Fitobimbi Isilax được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, chuẩn hóa châu Âu gồm: chiết xuất cây Manna, nước ép cô đặc mận, táo tây, chất xơ hòa tan và inulin mang lại đa tác động.
Sản phẩm vừa bổ sung chất xơ hòa tan từ thực vật giúp làm mềm phân, duy trì lượng phân bình thường và tăng sinh lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột vừa giúp điều hòa nhu động ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa giúp bé sớm thích nghi với việc thay đổi chế độ ăn; đặc biệt là giúp giảm ma sát, bảo vệ đường tiêu hóa còn non nớt của bé từ đó giúp giảm nhanh tình trạng táo bón kéo dài và tránh táo bón lặp đi lặp lại cho trẻ.
Sản phẩm không chứa gluten, không chứa lactose, không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ.
Fitobimbi Isilax đạt tiêu chuẩn cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp và được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất.
Đặc biệt, sản phẩm dạng siro, vị chua ngọt tự nhiên của mận và táo tây, dễ uống, có thể dùng trực tiếp hoặc pha với đồ ăn, đồ uống của trẻ.
Đối tượng sử dụng: Trẻ bị táo bón, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hấp thu kém.
Cách dùng:
Trẻ từ 6 tháng -12 tuổi dùng từ 1 muỗng đến 3 muỗng (15 đến 45ml) mỗi ngày. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Số lần sử dụngtrong ngày tùy thuộc vào cân nặng và mức độ táo bón của trẻ.
Thời gian sử dụng từ 1 đến 3 tháng hoặc 6 tháng tùy vào mức độ táo bón và thời gian trẻ mắc táo bón.
Có thể uống trực tiếp hoặc hòa với nước, các loại thức uống khác (trà, sữa, trà hoa cúc, nước trái cây…).
Có thể thấy, táo bón ở trẻ em đa phần cần điều trị dài ngày và Fitobimbi Isilax là 1 trong những sản phẩm hiếm hoi có thể đáp ứng điều kiện an toàn, rất phù hợp để hỗ trợ điều trị táo bón lâu dài cho trẻ. Thực tế, từ khi có mặt tại Việt Nam, Isilax đã giúp hàng nghìn bà mẹ cải thiện tình trạng táo bón cho con.
Cùng lắng nghe chia sẻ của mẹ Đặng Huyền Trang – Xóm 3, thôn Văn Hạnh, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, Thái Bình trong video sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=KS_qmcvjJ-Q
Và đã có rất nhiều mẹ phản hồi tốt về sản phẩm:
??? Xem nhiều hơn:
- Trẻ Đi Cầu Ra Máu Vì Táo Bón: Trị Ngay Kẻo Trễ!
- Các nguyên nhân gây hiện tượng phân trẻ có lẫn máu
- Trẻ Nứt Hậu Môn Do Táo Bón, Mẹ Chớ Xem Thường
- Một Ngày Trẻ Uống Bao Nhiêu Nước Là Đủ?
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com