Bị táo bón khi mang thai nên làm gì?

3.542 người đã xem

10-40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang thai. Hiện tượng này là kết quả của việc ăn uống thiếu chất, thiếu xơ, lối sống ít vận động hoặc là triệu chứng của một căn bệnh khác. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi bị táo bón?

Tác dụng của quả kiwi với bà bầu – Có thể bạn chưa biết

Thuốc trị táo bón cho bà bầu – Những điều cần biết

mang-thai-bi-tao-bon-nen-lam-gi

Những dấu hiệu của táo bón khi mang thai

Mẹ bầu có thể nghi ngờ mình bị táo bón khi có 2 dấu hiệu bất kì trong những dấu hiệu dưới đây:

  • Khi đi đại tiện cảm thấy căng thẳng
  • Phân cứng và khô
  • Cảm giác đi đại tiện không trọn vẹn, khó đi đại tiện, bị tắc nghẽn hoặc cản trở
  • Mỗi tuần đi đại tiện ít hơn 3 lần

Các dấu hiệu này xảy ra trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần xảy ra liên tục trong 12 tháng trước đó.

Mang thai bị táo bón không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đất chất lượng cuộc sống của mẹ và đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển, không hấp thu được chất dinh dưỡng, vv.

mang-thai-bi-tao-bon-(2)

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây ra khiến mẹ bầu bị táo bón khi mang thai. Bao gồm:

  • Progesterone. Khi mang thai, nồng độ progesterone sẽ tăng mạnh để làm dịu các dây chằng, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên sự tăng hormone này cũng làm giảm sự hoạt động của nhu động ruột.
  • Trọng lượng của thai nhi. Thai nhi phát triển đè lên ruột và các cơ quan trong cơ thể của mẹ, việc này khiến sự hoạt động của ruột trở nên khó khăn hơn, quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non đi vào ruột già bị suy yếu đi.
  • Một số thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón khi mang thai. Sữa, thực phẩm từ sữa, phômai, thịt đỏ, các loại thức ăn nhiều protein cũng có thể khiến cho tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
  • Bổ sung sắt. Một số mẹ bầu nhận thấy rằng họ bị táo bón nặng hơn khi bổ sung sắt.
  • Nhịn đi vệ sinh. Khi có nhu cầu đại tiện, mẹ bầu không đi mà lại nhịn. Theo thời gian, việc này sẽ ảnh hưởng đến thành ruột và trực tràng, cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết. Dẫn tới bị táo bón.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng. Tình trạng táo bón khi mang thai cũng gặp ở một số mẹ bầu lạm dụng và phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh.

bi tao bon khi mang thai

Mang thai bị táo bón nên làm gì?

Điều trị mang thai bị táo bón

Phải tìm ra nguyên nhân gây táo bón để điều trị theo nguyên nhân.

Việc sử dụng thuốc để trị táo bón cho bà bầu, các mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi trong quá trình mang thai, không chỉ người mẹ hấp thụ thuốc mà cả thai nhi cũng vậy, điều này có thể gây tổn thương cho cả hai. Vậy nên, lời khuyên dành cho các mẹ bầu luôn là: “Trước khi dùng thuốc nhất định phải có sự chỉ định của bác sĩ.”

Đặc biệt, thời gian đầu của thai kỳ, việc sử dụng thuốc càng cần thận trọng hơn. Vì lúc này các cơ quan của thai nhi mới bắt đầu hình thành. Sau 12 tuần thai ảnh hưởng của dược phẩm đối với thai nhi sẽ giảm bớt đi. Tuy nhiên, trong suốt 9 tháng thai kỳ, theo lời khuyên của các bác sĩ thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi. Việc dùng thuốc sẽ chỉ được chỉ định trong trường hợp lợi ích của nó vượt xa gấp nhiều lần so với sự ảnh hưởng đến thai nhi.

bi-tao-bon-khi-mang-thai-(1)

Vậy nên làm gì để giảm táo tình trạng táo bón khi mang thai?

Đi đại tiện đúng khi mang thai bị táo bón, đi ngoài khó khăn

  • Khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh không được nhịn.
  • Uống thật nhiều nước trước khi đi đại tiện
  • Ngồi xuống đứng lên vài lần trước khi đi đại tiện
  • Sử dụng vòi hòa sen, vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn (điều này có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn)
  • Không cố sức rặn nếu cảm thấy khối phân rắn chắc, không đẩy được ra ngoài, nếu có sức rặn có thể làm rách vùng niêm mạc hậu môn, gây hiện tượng đi ngoài ra máu ở bà bầu, đau hậu môn trực tràng,…
  • Khi đi vệ sinh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu.

Chú ý tư thế khi đi vệ sinh

Có 2 cách đi vệ sinh chính là ngồi xổm và ngồi bệt. Theo các bác sĩ thì tư thế ngồi xổm là tư thế ngồi vệ sinh tốt nhất, bởi khi ở tư thế này đường ống hậu mon sẽ ở một tư thế thẳng, nhờ đó mà phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn cũng không tốn nhiều sức để rặn phân ra ngoài.

Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay các bệ xí bệt lại rất phổ biến. Ưu điểm của loại bệ xí này là giúp chúng ta không bị mỏi gối khi đi vệ sinh, nhưng chính tư thế ngồi này lại tăng nguy cơ bị táo bón và trĩ. Nếu không thể ngồi bệt khi đi đại tiện, bạn có thể sử dụng một chiếc ghế cao tầm 20cm rồi đặt chân lên để có tư thế đại tiện tốt nhất.

bi-tao-bon-khi-moi-mang-thai

Các loại thực phẩm giúp ích cho mẹ bầu bị táo bón

  • Tất cả các loại rau và trái cây tươi. Đặc biệt trong đó:
    • Trái cây: mâm xôi, kiwi, táo, chuối, nho, mơ, vv
    • Rau: Các loại rau có lá xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi
    • Các loại củ: khoai lang, cà rốt, vv
  • Các loại quả sấy khô: mận (nước ép mận rất tốt cho đường tiêu hóa), hạnh nhân
  • Ăn thực phẩm tươi sống khi có thể và phải vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi ăn.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.
  • Uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng bài tiết chất cặn bã để “tống khứ” chúng ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trường hợp bị táo bón nặng có thể hòa thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong sữa trước khi uống.

mang-thai-bi-tao-bon-(1)

Những điều cần tránh khi mang thai bị táo bón

Các loại thuốc nhuận tràng có thể gây nguy hiểm khi mang thai. Nếu tác động mạnh còn có thể dẫn đến sinh non. Vì vậy mẹ bầu cần tuyệt đối chú ý, không sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Phòng tránh việc mang thai bị táo bón

Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.

  • Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.
  • Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
  • Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
  • Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng mang thai bị táo bón rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
  • Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.

bi-tao-bon-khi-moi-mang-thai-(1)

Sử dụng Isilax Mamma. Isilax Mamma với các thành phần gồm:

  • Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
  • Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
  • Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
  • Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

isilaxmama

Mang thai bị táo bón không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết xử trí đúng khi gặp tình trạng này. Hi vọng qua bài viết trên, các mẹ đã có thêm nhiều lời khuyên và biết nên làm gì khi bị táo bón. Mọi thắc mắc về sản phẩm Isilax Mamma cũng như các vấn đề liên quan đến bị táo bón khi mang thai, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn giải đáp cụ thể hơn.

Bà bầu bị táo bón có sao không?

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng