Mẹ Đã Hiểu Đúng Tầm Quan Trọng Của Nước Đối Với Trẻ Chưa?

1.278 người đã xem

Như chúng ta đều biết, 80% cơ thể trẻ là nước. Bởi vậy, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng với không chỉ riêng người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Trẻ thiếu nước sẽ gây mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung và nguy cơ cao mắc các vấn đề tiêu hóa. Vậy mẹ đã hiểu đúng tầm quan trọng của nước đối với trẻ để bổ sung cho lượng cần thiết và đúng cách chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp bài toán khó này!

Tầm quan trọng của nước đối với trẻ

Tầm quan trọng của nước đối với trẻ

Tầm quan trọng của nước đối với trẻ

Nước không chỉ làm giải tỏa cơn khát, làm mát cơ thể mà còn giữ cho các mô trong cơ thể trẻ đủ độ ẩm. Bên cạnh đó, nước còn đóng vai trò là “người bảo vệ” tủy sống, hoạt động như một chất bôi trơn cho khớp và đĩa đệm. Tầm quan trọng của nước đối với trẻ cụ thể như sau:

Đào thải chất cặn bã

Các cơ quan như thận, ruột, gan đều sử dụng nước để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu bổ sung lượng nước cho trẻ phù hợp, chất độc sẽ được tống ra ngoài bằng đường tiểu, đại tiện và tuyến mồ hôi.

Hỗ trợ tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ khoang miệng, thông qua các enzym có trong nước bọt, hình thành từ nước. Chúng có nhiệm hòa tan chất dinh dưỡng, đưa thức ăn di chuyển qua ruột nhanh chóng hơn, đồng thời phân hủy thức ăn và làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ.

Hệ tiêu hóa có hoạt động trơn tru, trẻ mới có thể hấp thu tối đa dinh dưỡng từ nguồn thức ăn. Và nước chính là yếu tố quyết định tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trẻ uống đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Trẻ uống đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Chống táo bón

Táo bón là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, đau đớn khi đi đại tiện, gây ảnh hưởng xấu tới đại tràng. Thông thường, táo bón là hậu quả của việc cơ thể thiếu nước.

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Phình Đại Tràng Ở Trẻ Sơ Sinh

Bên cạnh đó, như ở trên đã giải thích, nước bọt là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiêu hóa, chúng phân hủy thức ăn và đưa xuống ruột già.

Nếu trẻ không uống đủ lượng nước cần thiết, tức ít nước bọt. Từ đó khiến quá trình tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời gây ra nhiều nguy cơ về vấn đề tiêu hóa khác như hôi miệng, sâu răng, nhiễm khuẩn khoang miệng, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,…

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Tầm quan trọng của nước đối với trẻ còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, cung cấp oxy đến tế bào.

Thông thường, những bệnh lý nhiễm trùng bàng quang và thận có thể khắc phục bằng cách bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể nhờ uống nhiều nước. Những bệnh viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi cũng có thể cải thiện bằng cách cho trẻ uống nhiều nước. Khi bị ho hay xoang, trẻ uống nhiều nước sẽ giảm tình trạng khó thở, giúp bé dễ chịu hơn.

Duy trì hoạt động của cơ thể

Nghiên cứu cho thấy, năng lượng và khả năng tập trung có thể được duy trì bằng cách uống nước. 60% cơ thể con người là nước, và ở bộ não còn chiếm lượng nước nhiều hơn, ở mức 75%. Điều này cũng có nghĩa, khi cơ thể thiếu nước, khả năng tập trung cũng như năng lượng sẽ giảm đi đáng kể.

Nước cung cấp năng lượng cho trẻ

Nước cung cấp năng lượng cho trẻ

Bằng cách cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày, mẹ sẽ giúp bé duy trì sự tập trung và năng lượng ở mức tốt nhất. Hơn nữa, cơ thể mất thường còn có thể gây ra các triệu chứng như khô miệng, đau đầu, buồn nôn và chóng mặt.

Nhu cầu nước của trẻ

Hiểu đúng được tầm quan trọng của nước đối với trẻ, nhưng mẹ đã biết cần bổ sung bao nhiêu ml cho con mỗi ngày chưa? Thực tế, nhu cầu nước của trẻ sẽ khác nhau ở mỗi lứa tuổi. Trẻ từ 1-2 tuổi cần bổ sung từ 600 – 1000 ml nước mỗi ngày, còn trẻ từ 3 – 6 tuổi là 1000 – 1500 ml/ngày.

Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé uống 1 ly nước vào sáng sớm ngay khi thức dậy. Bởi, uống nước trong khi bụng còn trống sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, khiến cơ thể tỉnh táo hơn. Lượng nước còn lại nên chia ra làm 5-6 lần uống.

Nhu cầu nước của trẻ mỗi ngày

Nhu cầu nước của trẻ mỗi ngày

Mẹ cần thôi thúc bé uống nước trong thời gian đầu, sau đó cần tập cho bé thói quen uống nước một cách chủ động, hãy nói cho bé biết được lợi ích của việc uống nước với bé để trẻ có thói quen uống nước một cách chủ động mà không cần mẹ phải nhắc.

Nếu tần suất đi tiểu của trẻ trong 24h là ít hơn 5-6 lần hoặc thấy nước tiểu có màu vàng, hơi nặng mùi thì chứng tỏ trẻ đang thiếu nước. Mẹ cần bổ sung thêm nước cho trẻ và hãy nhớ kỹ nguyên tắc: “Uống nhiều sau khi thức dậy và ít trước khi đi ngủ”.

Rất nhiều phụ huynh hiểu lầm rằng, cho trẻ uống sữa là đã bao gồm cả nước rồi, lại còn vừa dinh dưỡng, vì thế không cần thiết cho trẻ uống thêm nước. Thực tế, quá trình trao đổi chất ở trẻ còn mạnh hơn cả người lớn, do đó trẻ cần thu nạp nước lượng nhiều hơn.

Bởi vậy, ngoài việc cho trẻ uống sữa, thì việc bổ sung thêm lượng nước thích hợp cho trẻ mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết (Chỉ có trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì không cần phải bổ sung nước).

Bí quyết khuyến khích trẻ uống nước nhiều hơn

Mặc dù tầm quan trọng của nước đối với trẻ mẹ nào cũng biết, thế nhưng không phải trẻ nào cũng thích uống thứ nước nhạt nhẽo này. Vậy mẹ đã có cách nào để thiên thần nhỏ của mình uống đủ 1.5 – 2l nước mỗi ngày chưa? Hãy áp dụng những tuyệt chiêu cực đơn giản dưới đây:

Làm cho nước trở lên thú vị hơn

Mẹ hãy rót nước vào một chiếc cốc thật bắt mắt, có in hình con vật mà bé thích và thêm một vài lát trái cây như dâu tây để trang trí. Điều này chắc chắn sẽ làm bé vô cùng hứng thú.

Thêm mùi vị cho nước

Nước lọc hay nước khoáng thông thường sẽ không hấp dẫn đối với trẻ. Trong khi đó, loại nước ngọt có gas mới là đồ uống yêu thích của trẻ. Để hạn chế trẻ sử dụng các đồ uống không an toàn này, mẹ có thể thêm vài lát chanh để nước có vị trái cây sẽ kích thích vị giác của trẻ hơn.

Bí quyết giúp mẹ khuyến khích trẻ uống nước

Bí quyết giúp mẹ khuyến khích trẻ uống nước

Tạo niềm vui cho trẻ khi uống nước

Nhiều trẻ rất thích uống nước đá, bởi cảm giác mát lạnh trong miệng cùng âm thanh vui tai của đá khi va vào thành cốc. Mỗi trẻ có một sở thích khác nhau, mẹ hãy quan sát xem bé nhà mình thích điều gì khi uống nước. Từ đó chủ động mang lại cho con những trẻ nghiệm thú vị khi uống nước nhé!

Mẹ hãy thật kiên trì

Cuối cùng khi tập cho bé thói quen chăm uống nước, đòi hỏi mẹ phải thật kiên trì, không được nản chí thì mới có thể dần thay đổi nhận thức của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý một điều rằng, nước đóng chai bày bán trên thị trường không phải loại nào cũng phù hợp với trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nước đóng chai dùng cho trẻ buộc phải chứa lượng natri nhỏ hơn 200mg/1l. Bởi nếu hàm lượng chất khoáng cao sẽ không phù hợp với cơ địa trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về tầm quan trọng của nước với trẻ. Tuy nhiên để bảo toàn được những lợi ích này, nguồn nước được sử dụng cần phải sạch. Nếu gia đình bạn đang dùng nguồn nước giếng khoan, nước mưa,… chưa qua xử lý thì có thể mang theo nhiều tạp chất gây hại cho sức khỏe của bé. Bởi vậy, không chỉ cho bé uống đủ nước mỗi ngày mà còn cần đảm bảo vệ sinh an toàn của nguồn nước nữa nhé!

Xem thêm các bài viết chăm sóc trẻ tại đây!

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón

Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

chất xơ có tác dụng gì

Chất Xơ Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ?

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bài viết nên xem

Cảnh báo táo bón trong mùa lạnh, mẹ không thể xem thường

Hậu quả khi dùng thuốc trị táo bón chức năng cho trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết mức độ nặng của táo bón trẻ em

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng