Massage là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được các bác sĩ khuyến khích cha mẹ tự làm tại nhà cho bé. Massage giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, đồng thời tăng cường nhu động ruột hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và giảm táo bón cho bé hiệu quả. Không chỉ vậy massage còn giúp bé thư giãn và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Vậy massage cho bé như thế nào và lưu ý khi massage cho bé sơ sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa là gì?
Mục Lục
Giới thiệu về massage hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ
Massage hệ tiêu hóa có thể giúp ích cho trẻ đang gặp những tình trạng dưới đây:
- Colic
- Táo bón
- Đầy hơi
- Các vấn đề về hệ tiêu hóa
Cha mẹ có thể massage cho bé từ 6 tuần trở đi. Tất cả những gì mẹ cần để bắt đầu là một môi trường ấm áp, yên tĩnh và êm dịu cùng với một số loại kem hoặc dầu massage có chất lượng tốt phù hợp với làn da mỏng manh của em bé.
Lưu ý khi massage cho bé sơ sinh
- Đúng thời điểm: Đừng cố massage cho bé ngay trước hoặc sau bữa ăn hoặc khi bé đang buồn ngủ để tránh bé cảm thấy khó chịu hơn. Thời điểm thích hợp nhất để massage cho bé là sau khi tắm xong. Hoặc sau khi trẻ mới thức dậy, buổi tối trước khi bé đi ngủ. Massage cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.
- Tháo toàn bộ trang sức đeo trên tay người massage tránh bị cọ xát hoặc kích ứng da của bé
- Đặt em bé trên một chiếc khăn mềm và ẩm ở giữa giường hoặc trên một mặt phẳng
- Xoa kem hoặc dầu vào lòng bàn tay trước khi massage cho em bé để làm ấm cả tay và kem
- Thời gian massage cho bé tốt nhất là kéo dài từ 15 đến 20 phút với tần suất khoảng 2 lần một ngày
- Theo dõi phản ứng của bé với từng động tác của mẹ và nếu bé không thích điều gì đó, hãy dừng ngay việc mẹ đang làm và thay vào đó hãy ôm ấp trẻ
??? Xem thêm: Cách massage cho bé sơ sinh
Nên massage cho bé trong bao lâu?
Chạm là ngôn ngữ yêu thương đầu tiên bé học được. Massage là thời gian cho cha hoặc mẹ dành thời gian yêu thương bé để chạm bé nhiều hơn. Cố gắng duy trì 15 phút/lần. Ngày nên 2 lần. “Nếu bạn không có thời gian, thì 5 hoặc 10 phút vẫn là tốt hơn không có gì”.
Khi nào không nên massage bụng cho trẻ?
- Khi bé buồn ngủ hay khóc
- Ngay sau khi bú hay ăn (Mát xa phải sau ăn/bú ít nhất 45 phút)
- Khi bị những dị ứng nổi trên da
- Khi bé bị đau những mô mềm (bị gãy xương khớp) hay có vết thương hở
Một số động tác massage bụng cho bé
Động tác xoắn ốc
Đặt ngón trỏ của mẹ gần với rốn của bé và bắt đầu di chuyển theo chiều kim đồng hồ, theo hình xoắn ốc ra mép bụng của bé. Tiến hành bắt đầu từ một ngón tay nhẹ nhàng, đến toàn bộ lòng bàn tay và nhẹ nhàng ấn. Sau cùng hãy áp tay lên bụng bé để kết thúc, hơi ấm của bàn tay sẽ giúp xoa dịu bụng của bé.
Ngoài ra mẹ có thể thực hiện động tác massage xoắn ốc ở bụng, bằng cách di chuyển tay theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ, tức là dọc theo khung đại tràng, cùng chiều đường tiêu hóa của bé và giúp phân di chuyển dễ dàng bên trong lòng ruột.
Cho ngón chân chạm mũi
Đặt hai bàn chân của bé sao cho lòng bàn chân chạm nhau. Giữ nguyên tư thế này và đẩy nhẹ bàn chân về phía mũi của bé sao cho bé thoải mái nhất trước khi quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này nhiều lần.
Vòng xoắn
Duỗi thẳng chân hoặc uốn cong đầu gối của bé, từ từ đưa hông bé từ bên này sang bên kia, luôn giữ cho nửa người trên của bé ở trên mặt phẳng. Động tác này giúp thúc ép hệ tiêu hóa giảm táo bón.
Nhảy
Giữ chân trẻ, nhẹ nhàng đẩy đầu gối của trẻ chạm rốn sau đó duỗi thẳng chân trẻ ra như là trẻ đang nhảy. Lặp lại động tác này một cách nhịp nhàng, đây là cách massage giúp giảm táo bón ở trẻ hiệu quả.
Vòng tròn ngón tay cái
Xoa bóp lòng bàn tay và lòng bàn chân bé bằng cách di chuyển ngón tay cái theo chuyển động tròn. Mẹ cũng có thể thực hiện động tác này trong khi cho bé bú để giúp làm dịu hệ tiêu hóa của bé và giúp bé thoải mái hơn. Động tác này có thể khuyến khích bé nuốt ít không khí hơn trong khi bú, dẫn đến ít bị đầy hơi hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cho cha mẹ những lưu ý khi massage cho bé sơ sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa. Điều quan trọng nhất khi massage cho bé là bé phải luôn cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.
Do đó, nếu bé đang cảm thấy khó chịu hoặc có thái độ cáu kỉnh, thì mẹ nên tạm dừng việc massage lại và đợi chờ đến khi bé sẵn sàng tiếp nhận hơn. Massage là thời điểm tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng gắn kết tình cảm giữa mẹ và con, vì thế hãy trân trọng những khoảng thời gian này mẹ nhé.