“Hành trình” chữa táo bón cho con của bà mẹ trẻ

2.622 người đã xem

Sinh con đã vất vả, nuôi con nhỏ cũng khó khăn, vất vả không kém. Con ăn nhiều cũng lo, ăn ít cũng buồn, con không ị, táo bón liên miên thì người làm mẹ càng lo lắng bội phần. Chắc hẳn mẹ nào cũng có thể nhìn thấy mình trong câu chuyện của chị Thu Hiền (kế toán viên – Hoàn Kiếm, Hà Nội) dưới đây – một bà mẹ có con nhỏ bị táo bón kéo dài. Cùng đọc để tìm hiểu xem mẹ Hiền đã làm cách nào để giúp con “đánh bay táo bón” nhé!

xuka-tao-bon

Xuka (con chị Hiền) đã từng mắc táo bón kéo dài, trị đủ cách không dứt (Ảnh minh họa)

Đau đầu vì con bị táo bón

Là bà mẹ hiện đại, nên chị Hiền chăm con rất kĩ. Ngay từ khi sinh con, chị luôn theo quan điểm bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. Trong thời gian này, con ăn ngủ và phát triển bình thường. Cho đến khi bắt đầu ăn dặm, Xuka có dấu hiệu mắc táo bón. Ban đầu thì 2 – 3 ngày đi một lần, chị vẫn tích cực đổi món, tăng rau xanh, hoa quả, nước cam cho bé uống. Thấy con đỡ đỡ chút, chị thoáng yên tâm, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, bé lại táo trở lại, có lần 5 – 6 hôm mới đi cầu một lần. Phân thì cứng, lổn nhổn như phân dê.

Không chỉ táo bón, Xuka còn khá lười ăn, nhất là sau mỗi đợt ốm sốt hay uống kháng sinh dài ngày là sụt cân trông thấy. Đến tận khi 18 tháng tuổi mà Xuka trông vẫn bé như cái kẹo, dù rất đáng yêu, lanh lợi nhưng con nhỏ hơn hẳn các bạn cùng tuổi nên vợ chồng chị Hiền lo lắng không thôi.

Chị tâm sự: “Thường thì 5 ngày bé mới đi cầu một lần, lần nào phân cũng khô và vón cục như phân dê mà bé ngồi rặn rất lâu mới đi được. Mỗi lần như vậy mà vợ chồng mình lại xót con, có khi còn gây sự với nhau luôn. Hôm nào cũng cho bé ăn nhiều rau như mồng tơi, khoai lang rồi trái cây, nước cam, men nọ men kia đủ cả mà con vẫn táo.”

Mẹ tá hỏa khi con táo bón nặng

Tình trạng táo bón của Xuka kéo dài đến khi bé đi lớp. Đi học được 1 tuần, thì Xuka bắt đầu sợ ngồi bô và kiên quyết không đi tiêu. Đến ngày thứ 8 mới chịu đi, có lần thấy phân lẫn máu, bé thì luôn mồm kêu đau, vợ chồng chị vội vàng đưa con đến viện đi khám.

Sau thăm khám, bác sĩ bảo con bị mắc táo bón chức năng, điều trị không tích cực nên dễ tái phát. Bác sĩ còn lưu ý đối với trẻ 2 tuổi, đặc biệt trẻ đi lớp, rất dễ mắc táo bón do ở lứa tuổi này, trẻ thường chủ động nhịn đi vệ sinh, kết hợp với chế độ ăn uống không đủ chất xơ, dễ mắc táo bón kéo dài, gây khó khăn cho việc điều trị. Việc điều trị có thể kéo dài đến 6 tháng. Sau lần đi khám đáng nhớ đó, chị Hiền đã tìm hiểu rất kĩ, kết hợp với lời khuyên của bác sĩ, chị bắt tay vào “cuộc chiến lâu dài” trị táo bón cho con.

Chị Hiền bắt đầu cuộc "hành trình" chữa táo bón cho con (Ảnh minh họa)

Chị Hiền bắt đầu cuộc “hành trình” chữa táo bón cho con (Ảnh minh họa)

6 tháng cùng con “chiến đấu” với táo bón

Tháng đầu tiên

Bác sĩ có kê thuốc làm mền phân và men vi sinh cho Xuka. Dùng hết 10 gói (tương đương với 20 ngày) thì thấy con đi tiêu đều đặn hơn, phân mền hơn, không còn khô cứng như dạo trước. Nhưng ngừng thuốc thì con lại bị táo bón, 3-4 ngày mới đi tiêu 1 lần, phân cũng có tí máu. Chị duy trì men vi sinh mỗi ngày 2 gói, thấy con ăn uống được hơn, nhưng vẫn táo bón.

Tháng thứ 2

Lần tái khám này, bác sĩ đổi thuốc khác cho Xuka và dặn tuân thủ liệu trình điều trị. Do lần dùng thuốc trước, không khỏi táo bón, mình cũng phân vân lắm. Đem thuốc bác sĩ kê đi hỏi mấy chị cùng cơ quan. May mắn thay, chị Trưởng phòng kế toán, có con nhỏ mắc táo bón mãn tính, cũng đang dùng và khen hiệu quả tốt lắm. Mình tin tưởng hơn.

Tháng thứ 3

Sau liệu trình điều trị tấn công, XuKa đã chịu ngồi bô, phân có mền hơn, không còn chảy máu hay đau đớn như dạo trước. Nghe lời bác sĩ, mình tiếp tục tuân thủ liệu trình điều trị duy trì.

Tháng thứ 4

Hết 3 hộp thuốc bác sĩ kê, Xuka bắt đầu tự động đòi đi vệ sinh hàng ngày. Thấy con hết táo bón, mình mừng lắm. Sợ dùng thuốc kéo dài sẽ không tốt. Mình định dừng thuốc. Nhưng chị Trưởng phòng kế toán lại động viên mình nên dùng tiếp. Chị phân tích: Cái em đang dùng cho Xuka, chỉ là các loại thảo dược tự nhiên, nên rất an toàn, có thể sử dụng kéo dài mà không cần lo lắng về các tác dụng bất lợi. Mình mừng lắm. Vậy là mình có thể an tâm dùng tiếp cho con.

Tháng thứ 5 

Xuka không còn táo bón, đồng thời cũng trở nên hoạt bát hơn, chịu chơi cùng các bạn. Đợt này con ăn uống cũng tốt hơn, tăng hẳn 1 kg so với lúc trước

Tháng thứ 6 

Lần tái khám này, bác sĩ thông báo Xuka có thể ngừng thuốc. Bác sĩ cũng khuyên nên duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ trong rau, củ, quả, uống nhiều nước, và rèn luyện thói quen đi vệ sinh ngày nào đi ngày đấy. Mình mừng đến rớm nước mắt. Cuối cùng nỗ lực bao ngày qua đã có kết quả tốt.

Hiểu rằng tình trạng táo bón kéo dài thường mất rất nhiều thời gian để chữa. Nhưng với sự kiên trì của mình, Chị Thu Hiền đã chữa hết táo bón cho con. Chị cho hay:

Dù khó khăn tới đâu, mình vẫn kiên trì, từ việc chuẩn bị từng bữa ăn, kiên nhẫn rèn con ngồi bô, theo dõi sát sao quá trình đi tiêu của con. May mắn thay, Xuka rất thích uống loại siro bác sĩ kê, nhiều lần còn chủ động dòi uống. Mình bớt đi gánh nặng, mỗi lần phải chạy theo con để ép uống thuốc. Mình biết nhiều mẹ cũng đang trong hoàn cảnh giống mình dạo trước. Nếu mẹ nào có con bị mắc táo bón lâu ngày, dùng đủ mọi loại thuốc mà vẫn táo bón liên tục, có thể chuyển qua dùng Fitobimbi Isilax mà mình đã dùng để trị táo bón cho Xuka.

Fitobimbi-Isilax-giảm-táo-bón

Siro Fitobimbi Isilax – giải pháp của mẹ Hiền giúp “đánh bay” táo bón cho con!

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng