Trẻ ăn dặm bị táo bón là hiện tượng khá phổ biến khi mẹ bắt đầu cho con tập ăn dặm. Vậy tại sao trẻ lại bị táo bón trong giai đoạn này? Và mẹ cần làm gì để giúp con thoát khỏi nỗi sợ đi cầu? Hãy cùng đi tìm đáp án chính xác trong bài viết sau đây nhé!
Thông thường, trẻ ăn dặm bị táo bón thường có các biểu hiện mà cha mẹ rất dễ nhận biết như: chướng bụng, đầy hơi, rặn nhiều lần khi đi cầu; phân khô, nhỏ như phân dê… Táo bón khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, ăn không ngon miệng. Lâu dần, tình trạng này có thể làm trẻ lười ăn, hấp thu kém, suy dinh dưỡng,…
Mục Lục
Trẻ ăn dặm bị táo bón – Tại sao?
Ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ đều có thể bị táo bón. Tuy nhiên, có những thời điểm mà nguy cơ này sẽ cao hơn, đó là khi trẻ có sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của mình. Và giai đoạn ăn dặm là một trong những thời kỳ trẻ dễ bị táo bón hơn cả. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan.
Hệ tiêu hóa chưa thích nghi với thực phẩm mới
Trước 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ hoàn toàn. Trong một số trường hợp, trẻ được bổ sung thêm sữa công thức phù hợp. Đây đều là những thực phẩm luôn đảm bảo an toàn và dễ tiêu đối với trẻ. Và khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không phải hoạt động quá mức.
Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với một số loại thực phẩm khác ngoài sữa. Lúc này, hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ chưa thể thích nghi ngay lập tức. Đồng thời, các thức ăn mới trong giai đoạn ăn dặm thường sẽ đặc hơn so với sữa nên cũng là một “thử thách” đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi vậy, trẻ rất dễ bị táo bón khi mới tập ăn dặm và cha mẹ không cần quá lo lắng.
Thời điểm bé ăn dặm quá sớm
Hầu hết trẻ được mẹ tập cho ăn dặm khi 6 tháng tuổi. Thực tế, mẹ có thể cho con tập ăn dặm sớm hơn nhưng cần căn cứ vào nhu cầu của trẻ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa, nhiều mẹ chưa chú ý quan sát các dấu hiệu chỉ điểm cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm như thích thú với đồ ăn khi cha mẹ đưa cho; tự lấy thức ăn đưa vào miệng hoặc đưa môi về phía trước để nhận thức ăn…
Trong nhiều trường hợp, trẻ chưa sẵn sàng nhưng mẹ đã vội vàng tập cho ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị “quá tải” và dẫn tới táo bón.
Trẻ ít bú mẹ
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi. Nhưng một số mẹ lại có quan điểm rằng: con đã ăn dặm là được cung cấp đủ chất và không cần bú nhiều sữa mẹ nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm!
Thực đơn ăn dặm dù có phong phú đến mấy thì cũng không thể bổ sung được những dưỡng chất quan trọng chỉ có trong sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mẹ mà còn có rất nhiều enzym giúp trẻ tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bú mẹ ít đi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm.
Pha sữa đặc hơn
Thực phẩm dành cho trẻ sẽ đặc và cứng hơn theo độ tuổi. Nhưng không vì trẻ lớn hơn thì sữa bột pha cho trẻ phải đặc hơn.
Thực tế, nhiều mẹ lại sợ con bị đói nên tăng thêm lượng sữa bột trong mỗi lần pha hoặc pha nhiều loại cùng lúc. Thói quen này khiến cơ thể trẻ bị quá tải, không thể hấp thu được hết các dưỡng chất trong sữa và gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Không uống đủ nước
Trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, việc uống nước hay không là phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Nhưng khi bước sang giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ không cho trẻ bổ sung đủ nước cho cơ thể thì rất dễ dẫn tới táo bón. Phân khô và cứng hơn do thiếu nước khiến tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì trẻ bị táo bọn trong thời kỳ ăn dặm còn có thể do rất nhiều yếu tố khác như thay đổi bột ăn dặm; cách chế biến món ăn chưa khoa học; thay đổi tâm lý của trẻ… Trong một số trường hợp, táo bón xuất hiện là do bệnh lý như sa trực tràng, trĩ… Bởi vậy, mẹ cần quan sát và sớm tìm ra nguyên nhân để trị táo bón cho con hiệu quả.
Một số đồ ăn dễ gây táo bón khi trẻ ăn dặm
- Gạo tẻ
- Ngô
- Nước chè
- Quả việt quất
- Cà rốt nấu chín
- Chuối chưa chín kĩ
- Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như phomai, pancake, pudding gạo…
- Bánh mỳ trắng
- Mỳ Ý (chú ý phân biệt với mỳ ý làm từ bột mỳ nguyên cám)
Chú ý: Mỗi trẻ có một hệ tiêu hóa khác nhau, đồ ăn gây táo bón ở trẻ này chưa chắc đã gây táo bón ở trẻ khác.
Mách mẹ 6 bí quyết xóa sạch dấu vết táo bón cho con
Để chấm dứt hoàn toàn táo bón trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân trước tiên. Sau đây là 5 cách đơn giản mà mẹ cần áp dụng ngay để chấm dứt cảnh con lo sợ, khóc thét mỗi lần đi cầu.
Cho trẻ uống đủ nước
Nước chính là nguồn sống của con người. Đối với trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ càng cần chú ý cho con uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ. Nên tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung thêm món ăn vặt cho con như sữa chua, khoai lang…
Pha sữa theo đúng công thức
Khi pha sữa bột cho trẻ, mẹ cần đảm bảo các tiêu chí vệ sinh sạch sẽ. Đun sôi nước lọc và dùng nước mới. Nhiệt độ nước để pha sữa phù hợp thường là 40-50 độ C.
Câu trả lời cho mẹ: Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?
Đặc biệt, mẹ thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không tự ý tăng hoặc giảm lượng sữa pha. Việc pha sữa quá loãng hoặc quá đặc đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của trẻ. Hậu quả là trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Mát xa bụng cho trẻ
Mát xa bụng cho bé là cách trị táo bón đã được rất nhiều mẹ áp dụng thành công. Sau khi tắm sạch sẽ cho trẻ hoặc trước khi ngủ, mẹ nên cho bé nằm ngửa trên giường. Rửa sạch tay rồi xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa theo chiều ngược lại. Nên mát xa cho trẻ trong 10-15 phút.
Việc này sẽ giúp trẻ giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu và dễ tiêu hơn. Mẹ có thể kết hợp bài tập đạp xe giúp tăng cường nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón dai dẳng.
Đi cầu mỗi ngày
Việc ngủ, ăn và đi ị của trẻ là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng mẹ có thể trở thành “mentor” để định hướng cho mọi việc theo một quỹ đạo cần thiết. Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi cầu mỗi ngày. Nếu có thể thì nên vào một khung giờ cố định như buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước lúc tắm… Khi tất cả đã trở thành một thói quen thì trẻ sẽ đi ngoài đều đặn và không lo táo bón quay trở lại.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Đây là một trong những cách giảm táo bón hiệu quả cho trẻ nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện và không khiến bé sợ mà còn rất hợp tác vì thích nghịch nước.
Mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm sạch. Sau đó, mẹ bế bé và nhẹ nhàng ngâm hậu môn của con vào trong nước ấm. Dùng tay nhẹ nhàng xoa hậu môn và vùng bụng cho bé trong 5-10 phút. Mẹ cần kiên trì thực hiện hàng ngày, 2 lần vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng Fitobimbi Isilax
Fitobimbi Isilax là một sản phẩm siro thảo dược Châu Âu chống táo bón kéo dài ở trẻ, nhuận tràng, bổ sung chất xơ hòa tan tự nhiên, và các Vitamin và khoáng chất tự nhiên từ thực vật quý hiếm từ châu Âu.
Với thành phầm gồm các loại dược liệu có tiêu chuẩn hóa châu Âu nên an toàn cho mọi lứa tuổi khi sử dụng lâu dài, nhất là trong các trường hợp táo bón mạn tính.
Các loại dược liệu được sử dụng trong Fitobimbi Isilax gồm có Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), Dịch chiết quả Mận (Prunus domestica), Dịch chiết quả Táo tây (Malus domestica), Dịch chiết cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric), Inulin, Pectin Táo.
Fitobimbi Isilax có tác dụng trên táo bón trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo nhiều cơ chế khác nhau nhằm lấy lại khả năng đi ngoài tự nhiên của trẻ, không gây mất cân bằng nước – điện giải, không gây mất phản xạ hoặc đi tiêu không chủ động.
Vì sao nhất thiết phải bổ sung Fitobimbi Isilax trong thực đơn của bé táo bón
Trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm hầu hết đều bị táo bón. Nguyên nhân chủ yếu do cấu trúc thức ăn thay đổi. Dạng cấu trúc thức ăn mới khó hấp thu hơn sữa mẹ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, tiết dịch tiêu hóa chưa đủ để tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng đó là, cha mẹ vẫn duy trì lượng chất lỏng bổ sung cho bé như thời gian trước.
Chính vì vậy, việc bổ sung Fitobimbi Isilax – siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu chuyên dùng cho táo bón trẻ em là cần thiết ngay từ lúc này.
Chỉ với 5-10ml Isilax bimbi mỗi ngày cùng với chế độ ăn phù hợp mẹ chẳng lo bé yêu bị táo bón. Nếu con có biểu hiện táo bón (phân dẻo quánh hoặc khô, tần suất đi cầu giảm, trẻ hay rặn đỏ mặt, quấy khóc…) hãy dùng ngay Isilax bimbi cho con mẹ nhé.
Trẻ ăn dặm bị táo bón có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài đến hàng năm. Điều quan trọng nhất là cha mẹ không được chủ quan mà cần sớm tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời. Nếu trẻ bị táo bón do bệnh lý thì phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Và mẹ đừng quên áp dụng 6 cách đơn giản trên để con sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh này nhé!
Bé nhà em 5 tháng đã ăn dăm bằng bột ngọt và bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng 6 -7 ngày bé mới ị 1lần, mỗi lần ị bé rặn nhiều phân sệt dẻo có màu không đẹp lắm vậy thì có sao không ạ? làm cách nào để bé ị bình thường? bác sĩ tư vấn giúp em với ? em cảm ơn ạ
Chào mẹ! Do khi ăn dặm các dạ dày của các bé làm quen với các thức ăn khó tiêu hơn sữa nên thường gặp phải tình trạng táo bón mẹ nha.
Bạn có thể dùng các phương pháp sau:
1. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ.
2. Mát xa bụng cho bé khoảng 10- 15 phút mỗi ngày nhé.
Nếu con ko cải thiện khi mẹ đã thực hiện các phương pháp trên thì bạn có thể sử dụng cho con thêm sản phẩm Isilax nhé
ISILAX để giúp giải quyết tình trạng táo bón cho con. ISILAX với tác động đa cơ chế sau:
• Dịch chiết cây Manna chứa manitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
• Dịch chiết cây Cẩm Quỳ chứa chất nhầy giữ cho phân mềm, giúp phân di chuyển dễ dàng trong lòng ruột.
• Nước ép cô đặc táo tây, mận khô: bổ sung chất xơ hòa tan, Vitamin, khoáng chất tự nhiên tốt cho đường ruột của bé.
• Inulin và Pectin táo: bổ sung chất xơ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp điều hòa nhu động ruột.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 0976807722 bạn nhé.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe.