Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ghóp phần dẫn tới táo bón. Nhưng hầu hết các trường hợp táo bón đều liên quan tới chức năng (*) đường ruột và cơ thể, và thường bị trầm trọng hơn bởi các yếu tố như thiếu nước, thiếu chất xơ, hoặc sử dụng thuốc gây táo bón.
- Táo bón khi mang thai – Cần làm gì?
- Cách chữa táo bón cho bà bầu hiệu quả
- Bị táo bón khi mang thai nên làm gì?
Mục Lục
Phân loạn táo bón
Táo bón có thể được chia thành 3 nhóm dựa trên nguyên nhân sinh lý:
- Táo bón có vận chuyển bình thường (NTC)
- Táo bón có vận chuyển chậm (STC)
- Rối loạn sàn chậu (PFD)
Táo bón có vận chuyển bình thường
Là trường hợp phân di chuyển trong đường ruột với tốc độ bình thường và không có thay đổi về số lần đi ngoài. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc táo bón có vận chuyển bình thường có thể gặp những khó khăn khi đi ngoài: đau, phân khô cứng
Táo bón có vận chuyển chậm
Trong táo bón có vận chuyển chậm, nhu động ruột bị giảm và số lần đi tiêu không thường xuyên, làm giảm số lần đi ngoài, đầy bụng, khó chịu vùng bụng, hoặc dẫn đến các triệu chứng nặng như khó đi ngoài.
Rối loạn sàn chậu
Rối loạn sàn chậu là một nhóm cơ hỗ trợ các cơ quan trong khung chậu và vùng bụng dưới. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đi vệ sinh. Người có rối loạn chức năng vùng chậu thường mất sự phối hợp cần thiết cho việc tống phân ra ngoài. Táo bón thường xảy ra do cơ sàn chậu (bao gồm cả cơ vòng hậu môn) không còn khả năng giãn ra để tống phân, đồng nghĩa với việc phân bị giữa lại, bất kể phân di chuyển qua đường ruột là bình thường hay di chuyển chậm. Một số trường hợp lại chủ động co cơ sàn chậu, để giữ lại phân, thường xảy ra ở trẻ em.
Phần lớn các ca mắc táo bón là táo bón có vận chuyển bình thường, tiếp theo là rối loạn sàn chậu chậu và táo bón có vận chuyển chậm. Một số bệnh nhân có thể có kết hợp giữa táo bón có vận chuyển chậm và rối loạn sàn chậu (táo bón chức năng).
9 nguyên nhân chính gây ra táo bón
1. Bẩm sinh
- Thoát vị màng não (Meningocele) – Dị tật bẩm sinh cột sống
- Phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
2. Cản trở vật lý do bệnh
- Cản trở của khối u trong ung thư đại trực tràng.
- Tắc nghẽn ác tính extracolonic
- Hẹp đại tràng
- Phình đại tràng thứ phát
- Sa trực tràng kiểu túi
3. Thực phẩm
- Không đủ nước và chất xơ
4. Môi trường
- Nhịn đi vệ sinh
- Thiếu nhà vệ sinh
5. Mất chức năng cơ bắp
- Amyloidosis
- Xơ cứng bì toàn thể
6. Bệnh thần kinh (vấn đề phát sinh trong dây thần kinh) hoặc tâm thần
- Thoái hóa thần kinh không tự chủ
- U não
- Bệnh Chagas
- Suy giảm nhận thức
- Trầm cảm
- Rối loạn ăn uống
- Đa xơ cứng (MS)
- Đau nửa đầu / tứ chi
- Bệnh Parkinson
- Lạm dụng tình dục
- Tổn thương tủy sống hoặc khối u
- Tai biến mạch máu não
7. Bệnh chuyển hóa
- Đái tháo đường
- Tăng đường huyết
- cường giáp
- Hạ huyết áp
- Hạ kali máu
- Mang thai
- Xơ cứng bì
- Ure huyết
8. Thuốc
- Thuốc kháng cholinergic
- Thuốc chống co giật
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
- Giảm huyết áp
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc gây mê, thuốc ngủ
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng
9. Chức năng vô căn
- Táo bón vận chuyển bình thường
- Táo bón vận chuyển chậm
- Rối loạn sàn chậu
(*) Chức năng”có nghĩa là các bất thường của các hoạt động trong cơ thể.
Nguồn IFFGD, Tổ chức Rối loạn tiêu hóa quốc tế, Hoa Kì