Các nguyên nhân gây hiện tượng phân trẻ có lẫn máu

23.550 người đã xem

Đi cầu ra máu ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng và hoảng sợ. Điều đáng mừng là hầu hết các trường hợp phân trẻ có lẫn máu không nguy hiểm với trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mách Mẹ Cách Trị Táo Bón Cho Bé Đơn Giản Tại Nhà

Phân lẫn máu là hiện tượng gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng và hoảng sợ (Ảnh minh họa)

Phân lẫn máu là hiện tượng gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng và hoảng sợ (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu ở trẻ nhỏ. Đây là mối quan tâm của tất cả các phụ huynh, tuy nhiên tình trạng này không phải lúc nào cũng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thông thường, bác sĩ nhi khoa của con bạn sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu bằng 1 cuộc kiểm tra sức khỏe.

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp, hiện tượng này sẽ tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng máu trong phân ở trẻ nhỏ.

Nứt hậu môn

Theo Bệnh viện Nhi đồng Seattle, nứt hậu môn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ đi cầu ra máu. Hơn 90% trẻ em có phân lẫn máu (không đi kèm các triệu chứng tiêu chảy) đều có vết nứt ở hậu môn.

Trẻ bị nứt hậu môn thường sẽ đau khi đi ngoài, phân to, ghồ ghề và mặt rặn đỏ. Máu trong phân gây ra bởi nứt hậu môn sẽ có màu đỏ tươi. Thông thường, để điều trị các vết nứt hậu môn thường nhất thiết phải điều trị táo bón và phân cứng dứt điểm.

Không dung nạp sữa hoặc Protein đậu nành

Hiện tượng không dung nạp sữa và đạm đậu nành bắt đầu xuất hiện từ khi thị trường giới thiệu công thức bổ sung uống liền từ Sữa, Đậu nành. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng có thể có những dấu hiệu không dung nạp sữa do các loại sữa bò mà mẹ sử dụng. Trẻ thường tự khỏi tình trạng này khi phát triển đến 1 tuổi trở lên.

Các triệu chứng không dung nạp sữa bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, và phân lẫn máu. Để trẻ thoát khỏi tình trạng này thì cần cho trẻ dùng các công thức Sữa, Đậu nành không có đường Lactose. Với mẹ đang cho con bú, tốt nhất nên hạn chế việc sử dụng các sản phẩm từ sữa bò cho đến khi trẻ ngừng bú mẹ.

Sữa bò uống liền có thể gây nhiều rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Sữa bò uống liền có thể gây nhiều rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn hoặc viêm ruột (IBD) là tình trạng viêm ở lớp lót trong của đường ruột. Các viêm nhiễm gây ra bởi bệnh Crohn thường lan sâu vào các lớp mô ruột. Giống như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể đau đớn và suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh cũng có thể gây chảy máu, tiêu chảy, thiếu ăn và giảm cân.

Hội chứng ruột kích thích

Nhiều trẻ em bị hội chứng ruột kích thích (IBS), gây ra táo bón và tiêu chảy đan xen ở trẻ. Khi trẻ bị mắc Hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột không đều gây ra đau và khó chịu và phân có thể có lẫn máu. Chảy máu trong trường hợp này chủ yếu do tiêu chảy và táo bón liên tục bởi chuyển động của ruột kích thích.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Đôi khi, trẻ sơ sinh bú mẹ có thể bú một ít máu từ núm vú nứt của mẹ. Mặc dù lượng máu ăn vào có thể chỉ là một vài giọt, nhưng nó vẫn là một lượng đáng kể cho trẻ sơ sinh, và có thể xuất hiện trong phân nhưng hoàn toàn không nguy hiểm.

Tiêu chảy do nhiễm trùng

Do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây ra, tiêu chảy nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ em tiểu học cũng như ở thanh thiếu niên. Tình trạng này phát triển khi đứa trẻ ăn thực phẩm hoặc đồ uống nhiễm bẩn. Đi ngoài ra máu là một triệu chứng phổ biến nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng.

Polyp đại tràng

phân trẻ có máu

Trẻ bị Polyp đại tràng có thể gây chảy máu đường ruột khiến phân có lẫn máu tươi

Những khối u phát triển ở lớp lót bên trong ruột già. Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 10 có xu hướng phát triển polyp đại tràng. Nếu chỉ có 1 polyp đơn lẻ thì không đáng ngại và không thể dùng đó làm tiêu chuẩn để nói rằng trẻ bị ung thư hoặc tiền ung thư nhưng vẫn cần cho trẻ đi thăm khám kỹ hơn để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thông thường, nếu phát hiện có Polyp trong ruột, dạ dày gây chảy máu tiêu hóa thì bác sỹ sẽ yêu cầu cắt bỏ. Nếu không loại bỏ chúng, trẻ sẽ bị đi ngoài ra máu nhưng không có biểu hiện đau đớn và gây mất máu âm ỉ ở trẻ cùng nhiều tác hại khác.

Túi thừa Meckel

Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non. Túi nhỏ này thường dài từ 2,5-5cm. Túi thừa có thể được tạo nên từ mô giống với mô của dạ dày hoặc tụy. Nếu mô này là mô giống với dạ dày, chúng sẽ tạo axit dạ dày gây loét hoặc chảy máu niêm mạc ruột non. Ngoài ra, túi thừa Meckel và các túi thừa khác đều có thể bị viêm hoặc gây lồng ruột..

Các vấn đề liên quan đến máu

Các rối loạn đông máu, bất thường của mạch máu cũng có thể gây hiện tượng đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, có thể có các triệu chứng khác kèm theo như phát ban da và nhiều vết thâm tím trên da.

Các vấn đề khác

Đi ngoài ra máu cũng có thể chỉ ra một số tình trạng nghiêm trọng khác như nhồi máu hoặc bệnh Hirschsprung, giun sán, ký sinh trùng đường tiêu hóa…

Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu, bạn nên cho bé tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, tránh trường hợp kéo dài gây khó khăn cho điều trị. Trường hợp phổ biến nhất của tình trạng đi cầu ra máu ở trẻ em là táo bón kéo dài, khi đó nhất thiết phải điều trị triệt để Táo bón song song với việc khắc phục tình trạng chảy máu tiêu hóa ở trẻ em.

Trẻ bị táo bón kéo dài, mẹ cần làm gì?

Fitobimbi Isilax – lựa chọn hàng đầu cho trẻ bị đi ngoài ra máu do táo bón

Isilax bimbi – siro thảo dược chống táo bón từ thảo dược châu Âu được biết đến là một trong số ít những sản phẩm chống táo bón vừa hiệu quả, vừa an toàn và dễ sử dụng cho trẻ nhỏ.

  • Cơ chế đa tác động giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột, bổ sung chất xơ tự nhiên giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Thành phần từ 100% thảo dược hữu cơ được lựa chọn và kiểm soát sinh học chặt chẽ, sản xuất trên dây chuyền đạt cGMP Hoa Kỳ, Isilax bimbi đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Vị siro ngọt thanh tự nhiên từ chính thành phần trong thảo dược, phù hợp với vị giác của cả những trẻ nhạy cảm nhất.

Tóm lại, nếu trẻ không may gặp tình trạng đi ngoài phân có lẫn máu do bị táo bón, mẹ nên xử lý càng sớm càng tốt. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia để được tư vấn tốt nhất cho tình trạng của trẻ bằng cách gọi lên tổng đài miễn cước 0976807722 hoặc hotline 0916 82 77 22.

Cha mẹ tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Trẻ Đi Ngoài Ra Máu – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Trẻ Đi Cầu Ra Máu Vì Táo Bón: Trị Ngay Kẻo Trễ!

Bài viết nên xem

Trẻ bị táo bón ăn nhiều rau không hiệu quả, mẹ đã tìm được cách này

Siro thảo dược Fitobimbi Isilax chống táo bón kéo dài cho trẻ

Mẹ hỏi – Fitobimbi Isilax trả lời

Những Điều Cần Biết Về Táo Bón Ở Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng