Táo bón hiện nay không còn là vấn đề hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, 90% các mẹ có sự nhầm lẫn giữa những biểu hiện sinh lý bình thường với dấu hiệu táo bón ở trẻ. Vậy làm sao để mẹ biết chính xác trẻ sơ sinh bị táo bón?
Mục Lục
Táo bón ở trẻ – Những điều cần biết
Táo bón đặc trưng bởi các dấu hiệu như chuyển động ruột khó khăn, tần suất đi tiêu giảm, phân khô cứng gây đau đớn…Tuy nhiên, táo bón ở trẻ sơ sinh dường như không đơn giản như vậy.
Thực tế, táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, các mẹ thường có kết luận vội vàng khi trẻ mới chỉ có một trong những dấu hiệu của táo bón. Từ nhận thức sai lầm về táo bón trẻ sơ sinh, nhiều bà mẹ đã phải ân hận khi điều trị táo bón cho con họ. Khi thay đổi công thức sữa không cải thiện được tần suất hay sự căng thẳng khi đi tiêu của trẻ.
Các mẹ Việt Nam có xu hướng sử dụng các thuốc thụt tháo cho con mình. Các thuốc thụt tháo được sử dụng gây ra tổn hại cho cơ thể trẻ trong khi có thể trẻ hoàn toàn không bị táo bón. Việc sử dụng thuốc thụt tháo để giải quyết táo bón không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các thuốc thụt tháo gây ra lệ thuộc thuốc, mất phản xạ đi tiêu của con. Đặc biệt, các thuốc thụt gây tổn thương hậu môn vốn vẫn còn rất mong manh của trẻ. Chưa kể đến, thực sự thì có thể trẻ hoàn toàn không bị táo bón như mẹ nghĩ.
Một số dấu hiệu gây nhầm lẫn về táo bón ở trẻ sơ sinh
Tần suất đi tiêu giảm
Sự thay đổi tần suất đi tiêu là dấu hiệu đầu tiên của táo bón. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh điều này dường như không đúng. Tần suất đi tiêu giảm thường xảy ra ở trẻ từ 2-6 tuần tuổi, đặc biệt với những trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ. Tần suất đi tiêu giảm không đồng nghĩa với việc trẻ bị táo bón.
Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển mạnh mẽ, do đó trẻ hoàn toàn có thể tiêu hóa và hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kết quả là, số lần đi tiêu của trẻ giảm hẳn. Như vậy, nếu trẻ vẫn tăng cân đều, không quấy khóc, không căng thẳng thì có thể nhận định trẻ hoàn toàn không hề bị táo bón.
Căng thẳng khi đi đại tiện
Khi thấy trẻ bị căng thẳng khi đi đại tiện, mẹ thường liên kết ngay với táo bón. Thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Tình trạng trẻ căng thẳng hay rên rỉ rất phổ biên ở trẻ sơ sinh từ 4-6 tuần tuổi. Khi đó trẻ đang bắt đầu nhận thức được cơ thể cơ mình.
Ví dụ như, trẻ căng thẳng là khi trẻ học cách điều khiển các cơ để tống phân ra khỏi cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi trẻ học được cách đi tiêu. Tuy nhiên, nếu trẻ căng thẳng kèm quấy khóc lại là một bất thường cần chú ý.
Dấu hiệu thực sự giúp mẹ nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón là sự dồn ứ của phân và khó khăn khi đi tiêu. Trẻ sơ sinh thường không bị táo bón, trừ khi chúng có tất cả các dấu hiệu sau đây:
- Không đi tiêu trong 3 ngày (với trẻ bú bình) hoặc 1 tuần (đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn)
- Phân cứng, khô
- Trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu.
Đối với trẻ bú sữa mẹ: phân trẻ sơ sinh bình thường mềm hoặc chảy nước. Phân có màu vàng hoặc hơi xanh với những lốm đốm giống hạt. Tần suất đi tiêu khoảng 1-2 lần/tuần. Nhiều trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không đi tiêu thường xuyên nhưng điều này không có nghĩa rằng trẻ đang bị táo bón. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn.
Đối với trẻ bú bình: phân trẻ sơ sinh bình thường mềm, màu xám xanh đến vàng, nâu tùy thuộc vào loại sữa công thức trẻ uống. Tần suất đi tiêu vào khoảng 1-2 lần/1-2ngày. Sữa công thức làm trẻ bị táo bón thường xuyên hơn. Điều này do sữa công thức không dễ tiêu hóa hoặc không phù hợp với cơ thể của trẻ.
Nhận thức đầy đủ về táo bón ở trẻ sơ sinh để tránh trường hợp mẹ sử dụng các thuốc nhuận tràng cho con trong khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Đặc biệt, táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ xử trí và mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh mà không gây tác dụng bất lợi.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Để tìm hiều thêm về phương pháp điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh, mời các mẹ cùng đọc bài viết “Điều trị táo bón cho trẻ đơn giản tại nhà”. Hoặc liên hệ hotline 0976807722 để được chuyên gia giải đáp về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.