Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em (IBS) là một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến và kéo dài. Người ta ước tính có từ 6 – 14% trẻ em và 22 – 35% thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ mắc IBS. Ở trẻ bị IBS, các dây thần kinh và cơ trong ruột quá nhạy cảm, chúng không hoạt động cùng nhau dẫn đến các triệu chứng gây khó chịu, đau đớn cho trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Mục Lục
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Ở trẻ em, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích điển hình là đau bụng, khó chịu và thay đổi thói quen đi tiêu. Cơn đau có thể bắt đầu khi đi tiêu hoặc thuyên giảm sau mỗi lần đi tiêu.
Một số trẻ khác lại có triệu chứng chính là tiêu chảy hoặc táo bón. Táo bón được định nghĩa là trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần, phân khô, cứng.
Xem thêm: Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón Cho Cha Mẹ Tham Khảo
Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp một trong số những biểu hiện sau:
- Cảm giác phân mắc kẹt trong ruột
- Có chất nhầy trong phân
- Đi tiêu bất thường
- Đầy hơi, chướng bụng
- Buồn nôn
- Đau sau khi ăn
- Căng thẳng, stress
Các triệu chứng tương tự có thể không phải là IBS
Một số triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như viêm ruột hoặc viêm túi thừa tương tự như IBS. Các triệu chứng không điển hình của IBS bao gồm:
- Trẻ bị đau hoặc tiêu chảy khiến bé thức giấc hoặc cản trở giấc ngủ
- Có máu trong phân
- Sút cân
- Sốt
Chẩn đoán và nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Không có xét nghiệm cụ thể hoặc chụp X – quang để chẩn đoán IBS, nhưng có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn Rome IV để xác định xem trẻ có bị Hội chứng ruột kích thích hay không. Theo tiêu chuẩn Rome IV, Trẻ bị hội chứng ruột kích thích khi trẻ bị đau bụng ít nhất 1 tuần 1 lần, liên tục trong 3 tháng và kết hợp với các yếu tố:
- Thay đổi số lần đi tiêu
- Có liên quan đến việc đi tiêu (nghĩa là cải thiện sau khi đi tiêu)
- Thay đổi cấu trúc, hình dạng phân
Các bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng cũng như đặt các câu hỏi về triệu chứng của bé. Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ đi xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc các thủ thuật khác để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự (như bệnh celiac hoặc bệnh viêm ruột).
Nguyên nhân gây ra IBS
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích, nhưng các nhà khoa học nghi ngờ IBS có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
- Co thắt ruột – nơi ruột già và ruột co bóp bất thường làm tăng nhu động ruột. Điều này giải thích tại sao một số trẻ lại bị chuột rút khá nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng do vi khuẩn (Salmonella, Campylobacter, or Clostridium difficile).
- Trẻ không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như không dung nạp lactose có thể là nguyên nhân khởi phát.
- Các dây thần kinh cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố bình thường, chẳng hạn như khí, hơi, hoặc các chuyển động khác của ruột.
- Stress: những trẻ thường xuyên bị căng thẳng, chịu nhiều áp lực từ cha mẹ, học tập, bạn bè sẽ làm tác động đến các liên kết chức năng não – ruột làm rối loạn chức năng của ruột gây nên các triệu chứng của IBS.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng của IBS ở trẻ, cha mẹ có thể sử dụng thuốc điều trị kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Việc điều trị cần hết sức kiên nhẫn vì có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
Điều trị bằng thuốc
- Trẻ có thể sẽ được kê một hoặc nhiều loại thuốc điều trị triệu chứng dưới đây:
- Thuốc chống tiêu chảy (imodium hoặc Lomotil) để giảm tiêu chảy bằng cách làm cho khối phân lỏng hơn.
- Thuốc chống co thắt, giúp kiểm soát cơn co thắt ruột già và đau dạ dày giúp giảm chuột rút.
- Thuốc chống trầm cảm (liều thấp) để giảm co thắt và đau bụng, đầy hơi và khó đi tiêu
Điều trị tại nhà
Việc thay đổi thói quen ăn uống sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi bị IBS
Bổ sung chất xơ
Cha mẹ hãy bổ sung dần dần các thực phẩm giàu chất xơ cho bé để giảm táo bón và giảm chuột rút. Đây là cách giải quyết nhẹ nhàng và an toàn, có thể sử dụng lâu dài (không giống như thuốc nhuận tràng). Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau củ, trái cây, bánh mì nguyên hạt, các loại ngũ cốc…
Hạn chế các sản phẩm từ bơ sữa
Nếu các sản phẩm từ bơ, sữa gây khởi phát các triệu chứng của IBS, thì cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ sử dụng các sản phẩm này, khi đó trẻ sẽ sử dụng các thực phẩm khác để thay thế cung cấp canxi và vitamin D.
Tránh các thực phẩm sinh khí
Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm dễ sinh ra khí hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở trẻ, ví dụ như: đậu, hành tây, bông cải xanh, bắp cải…đường sorbitol và mannitol có trong các loại kẹo, ngô, đậu hà lan, cà rốt…đồng thời hạn chế các nguyên nhân khác gây ra khí gas như: nhai kẹo cao su, ăn quả nhanh, uống các đồ uống có gas…
Trẻ Bị Táo Bón Nên Kiêng Ăn Gì Để Táo Bón Không Trầm Trọng Hơn
Bổ sung thêm nước
Cho trẻ uống nhiều nước hơn để ngăn ngừa đầy hơi và táo bón. Đặc biệt khi trẻ bổ sung chất xơ thì việc bổ sung đủ nước là vô cùng quan trọng.
Tăng cường tập thể dụng
Các hoạt động thể chất và vận động thường xuyên giúp giảm căng thẳng và đi cầu đều đặn hơn. Nó cũng giúp giảm đầy hơi, chướng bụng và táo bón.
Ngủ đủ giấc
Trẻ cần được ngủ đủ giấc để được nghỉ ngơi đầy đù. Trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ từ 9 giờ mỗi đêm.
Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Các triệu chứng của IBS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Stress
- Sử dụng một số loại thuốc
- Dị ứng hoặc không dung nạp một số thực phẩm
Do đó, cha mẹ có thể ngăn ngừa và giảm thiểu stress ở trẻ bằng cách:
- Thường xuyên cho trẻ tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất
- Cho trẻ học cách thư giãn, luyện thở và các biện pháp tự quản lý khác
- Ghi nhật ký các triệu chứng mỗi đợt IBS khởi phát. Điều này có thể giúp cha mẹ xác định được nguyên nhân và các yếu tố khởi phát để có cách phòng tránh chúng.
Mỗi lần trẻ bị một đợt IBS, cha mẹ hãy viết ra tất cả những gì trước và sau khi các triệu chứng bắt đầu, bao gồm:
- Các triệu chứng khi bắt đầu
- Các thực phẩm và đồ uống trẻ nạp vào
- Tâm trạng của trẻ
- Mức độ căng thẳng
- Loại thuốc mà trẻ đang uống.
Cha mẹ hãy xem lại các ghi chú này thường xuyên, từ đó có thể xác định được nguyên nhân khởi phát IBS ở trẻ để có cách phòng tránh kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ, gây ra những phiền toái và khó chịu. Do IBS dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nên khi thấy trẻ có những dấu hiệu của IBS, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com