Táo bón là tình trạng rất phổ biến ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết làm gì khi trẻ bị táo bón và có cách trị táo bón cho trẻ đúng cách và phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón và lưu ý khi chữa táo bón cho trẻ dành cho cha mẹ.
Mục Lục
Nhận biết dấu hiệu trẻ táo bón qua hình thái của phân
Hình thái của phân phụ thuộc vào thời gian phân ở trong ruột già. Sau khi bé đi vệ sinh, những gì mà cha mẹ nhìn thấy là kết quả của chế độ ăn uống và lối sống của bé nhà mình. Hãy sử dụng bảng phân loại phân Bristol để kiểm tra xem bé nhà mình có đang bị táo bón không nhé.
- Loại 1: Từng cục rời rạc, cứng như phân dê (khó để rặn ra)
- Loại 2: Hình xúc xích nhưng sần sùi
- Loại 3: Giống như xúc xích nhưng có vết nứt trên bề mặt
- Loại 4: Giống như xúc xích hoặc con rắn, mịn và mềm
- Loại 5: Từng cục mềm và nhỏ (dễ dàng đi ra ngoài)
- Loại 6: Những đám phân mịn, nhão có mép rách
- Loại 7: Phân lỏng hoàn toàn (Tiêu chảy)
Mỗi trẻ sẽ có thói quen đi tiêu khác nhau, nhưng quan trọng nhất là phân của trẻ nên mềm và dễ đi, như loại 3 và loại 4 ở trên.
- Nếu phân của trẻ ở mức 1 – 2: cho thấy trẻ đang bị táo bón
- Nếu phân của trẻ ở mức 3 – 4: trẻ bình thường và phân lý tưởng
- Nếu phân của trẻ ở mức 5 – 7: trẻ bị tiêu chảy và có nguy cơ tiêu chảy
Nếu bé nhà bạn đang đi phân ở mức 1 – 2, cha mẹ cần sớm có cách chữa táo bón cho trẻ để hạn chế các biến chứng nguy hiểm hơn.
Hướng dẫn cách trị táo bón cho bé đúng cách
Cách chữa táo bón ở trẻ em ở giai đoạn cấp tính thường gồm 2 bước: làm sạch phân tích tụ trong ruột và sử dụng thuốc để duy trì phân mềm, khỏe mạnh. Cụ thể như sau:
Bước 1: Làm sạch phân
Việc đầu tiên khi trị táo bón cho trẻ là phải làm mềm những cục phân cứng và lớn trong ruột già để bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn. Bé có thể cần dùng đến 2 loại thuốc là thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng. Liều lượng và cách sử dụng thuốc sẽ được hướng dẫn bởi các bác sĩ.
Thuốc làm mềm phân
Thuốc làm mềm phân giúp bổ sung nước vào phân, giúp phân mềm hơn và dễ dàng di chuyển ra ngoài. Những loại thuốc này an toàn khi sử dụng trong thời gian dài và không gây lệ thuộc. Các chất làm mềm phân phổ biến bao gồm:
- Dầu khoáng
- Magie Citrate
- Sữa Magie
- Lactulose
- Miralax
Thuốc nhuận tràng
Ngoài thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng cũng là một lựa chọn cho trẻ. Thuốc nhuận tràng giúp kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Thuốc nhuận tràng chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn vì nếu dùng kéo dài dễ gây ra các tác dụng phụ. Một số thuốc nhuận tràng phổ biến là:
- Dulcolax
- Ex-lax
- Senokot
- Thuốc xổ hoặc thuốc đạn: trẻ cũng có thể dùng thuốc xổ hoặc thuốc đạn – là những loại thuốc đặt ở hậu môn, thuốc giúp làm mềm phân nằm ngay lỗ mở của trực tràng.
Bước 2: Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc liên tục sẽ giúp giữ cho phân mềm để bé có thể đi cầu thường xuyên. Thuốc cũng giúp ruột già của bé trở lại đúng hình dạng ban đầu. Bé sẽ tiếp tục được dùng các thuốc tương tự như quá trình làm sạch phân, nhưng với liều lượng thấp hơn. Thuốc sử dụng và liều lượng sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Ba cách giúp giữ cho nhu động ruột ổn định trong khi điều trị táo bón cho bé
Phối hợp với các bác sĩ để tìm ra liều lượng thuốc phù hợp giúp bé có thể đi cầu phân mềm 2 lần mỗi ngày.
Cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chất xơ như:
- Bánh mì nguyên hạt và bánh quy giòn
- Trái cây tươi hoặc khô
- Rau xanh
- Bơ đậu phộng
Khuyến khích trẻ tăng cường vận động. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động như chơi thể thao, nô đùa trên sân chơi, đi xe đạp hoặc đi bộ đường dài. Nếu trẻ có hứng thú, hãy cùng trẻ tập yoga để cải thiện táo bón và giảm căng thẳng.
Chữa táo bón cho trẻ sẽ không khó nếu cha mẹ biết lựa chọn đúng cách. Đồng thời nhận biết sớm các dấu hiệu táo bón sẽ giúp cha mẹ có cách trị táo bón ở trẻ được tốt hơn. Vì thế, hãy quan sát phân của bé hàng ngày, theo dõi và ghi chú lại để có thể sớm phát hiện ra bất thường ở trẻ.
Hy vọng với bài viết trên đây, cha mẹ đã có thêm những kiến thức để áp dụng cho bé nhà mình, đừng để con yêu phải đau đớn vì táo bón thêm, cha mẹ nhé!
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com