Đau bụng trẻ em rất phổ biến, tuy nhiên đa số là không rõ hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin về các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới trẻ bị đau bụng!
??? Mẹ có biết: Trẻ Bị Đau Bụng Quặn Là Do Đâu?
Mục Lục
Đau dạ dày
Vị trí đau: Đau khu trú ở vùng thượng vị – vùng trên rốn và dưới xương ức.
Tính chất đau: Đau nhói, đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, đau liên quan đến bữa ăn.
Nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn H.pylory, trẻ bị stress, lo lắng kéo dài, do chế độ ăn uống: mẹ ép con ăn quá no, ăn nhiều đồ ăn chiên rán, đồ ăn cay, ăn quá nhanh…, do sử dụng một số thuốc gây tổn thương dạ dày như thuốc giảm đau NSAIDs,…
Hướng xử lý: Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp cho con, hạn chế ăn cay, các đồ ăn chiến rán, ăn chậm, nhai kĩ… điều trị bằng thuốc trung hòa axit hoặc ức chế tiết axit ở dạ dày.
Nhiễm trùng đường ruột
Vị trí đau: đau vùng thượng vị, đau quanh rốn lan tỏa.
Tính chất đau: đau co thắt.
Nguyên nhân: các loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh về đường ruột cho trẻ: Ersinia, khuẩn tụ cầu, Shigella, Salmonella, E. coli…
Hướng xử lý: Nếu nhẹ bố mẹ có thể điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà, cho trẻ uống nhiều nước, ăn/uống nhiều thức ăn chứa vitamin và khoáng chất, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu nặng hơn bố mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích
Vị trí đau: đau lan tỏa, có thể ở vùng bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng, ít có khả năng đau ở vùng bụng trên.
Tính chất đau: đau thành cơn, đau quặn thắt, đau kéo dài.
Xem để hiểu hơn về hội chứng ruột kích thích TẠI ĐÂY
Nguyên nhân: chưa rõ ràng, có thể do những vấn đề trục ruột – não, các vấn đề về sự phát triển vi khuẩn ruột non, yếu tố di truyền, sự nhạy cảm với thức ăn và nhu động ruột.
Hướng xử lý: điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp luyện tập, điều chỉnh chế độ ăn uống.
Viêm ruột thừa
Vị trí đau: đau quanh rốn, lan hố chậu phải lan ra sau lưng, chậu hông.
Tính chất đau: ban đầu đau âm ỉ, sau đau nhói, dữ dội, liên tục.
Nguyên nhân: nhiễm trùng ruột thừa.
Hướng xử lý: đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay, có thể trẻ sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Lồng ruột
Vị trí đau: đau quanh vùng bụng.
Tính chất đau: đau từng cơn, co thắt, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần.
Nguyên nhân: không xác định được nguyên nhân.
Hướng xử lý: Đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa Nhi khoa có thể tháo lồng ruột cho trẻ; tuỳ từng giai đoạn mà bác sĩ có biện pháp xử trí hợp lý.
Táo bón gây đau bụng kéo dài
Vị trí đau: đau ở vùng bụng trái và bụng dưới – vị trí của trực tràng.
Tính chất đau: đau bụng quặn từng cơn.
Nguyên nhân: Trong 1 khảo sát gồm 962 trẻ em, có tới 9% trẻ có ít nhất 1 lần bị đau bụng cấp tính, trong đó táo bón cấp tính và mạn tính là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau bụng cấp tính, chiếm 48% trên tổng số trẻ.
Nguyên nhân táo bón
Nguyên nhân táo bón chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, không uống đủ nước, nín nhịn đi ngoài, yếu tố tâm lý do thay đổi về môi trường hoặc thói quen, các bệnh lý hoặc bất thường đường ruột.
Hướng xử lý
Tăng cường vận động, uống nhiều nước, chế độ ăn giàu chất xơ; sử dụng các thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ nhưng không nên lạm dụng vì sẽ gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Có thể thụt tháo phân để giúp trẻ đi ngoài nhưng không nên sử dụng thường xuyên dễ làm mất phản xạ đi ngoài của trẻ. Sử dụng thảo dược chuẩn hóa giúp trẻ nhuận tràng, giảm táo bón – tuyệt đối an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng, mẹ nên quan sát kĩ lưỡng và theo dõi sát sao tình trạng bệnh lý của con. Khi trẻ có triệu chứng đau bụng mà không rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến khám lại cơ sở y tế để chẩn đoán và có hướng xử trí hợp lý.
Nếu bé nhà bạn đang gặp các vấn đề về bệnh táo bón? Hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.8070/ Hotline 0976807722 để được các chuyên gia nhi khoa tư vấn miễn phí.