Mẹ Có Biết 95% Táo Bón Ở Trẻ Là Táo Bón Chức Năng

16.287 người đã xem

Mỗi năm có khoảng 3-5% trường hợp trẻ khám nhi khoa được chẩn đoán có táo bón. Và đến 95% trong số đó là táo bón chức năng. Vậy táo bón chức năng là gì? Và làm thế nào để nhận biết con bạn bị táo bón chức năng.

táo bón chức năng

Táo bón chức năng là gì?

Táo bón chức năng là táo bón mà không do bất cứ tổn thương thực thể (giải phẫu) hoặc sinh lý (hormone hoặc các chất hóa học trong cơ thể) gây ra. Táo bón chức năng thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ, hoặc/và các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh khác.

Chính vì vậy, táo bón chức năng thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi.

Táo bón chức năng được chia thành 3 loại chính

Táo bón có nhu động ruột bình thường

Đây là dạng táo bón chức năng phổ biến nhất. Các cơ ruột co bóp và thư giãn theo đúng tốc độ hoạt động bình thường: tức là không quá nhanh, không quá chậm. Phân di chuyển trong ruột già với tốc độ thích hợp nhưng lại khó khăn đi ra ngoài. Trẻ có thể có tình trạng đau bụng hoặc đầy bụng.

??? Trẻ Bị Đau Bụng Quặn Là Do Đâu?

Đối với dạng táo bón chức năng này, việc bổ sung nhiều chất xơ từ những loại thực phẩm hàng ngày có thể cải thiện triệu chứng táo bón cho trẻ.

Táo bón nhu động ruột chậm

Dạng táo bón này do hoạt động của cơ ruột bị chậm so với thông thường. Chất thải được di chuyển chậm trong lòng ruột. Nguyên nhân cho việc di chuyển chậm của phân là do thần kinh. Dây thần kinh truyền tín hiệu kém đến các cơ ruột, khiến chuyển động ruột không đúng tốc độ mà chúng cần đạt.

Dạng táo bón này cũng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chất xơ và thuốc nhuận tràng có thể không hiệu quả trong trường hợp này. Việc thay đổi chế độ vận động (tăng cường vận động, tập thói quen đi cầu) sẽ có hiệu quả hơn.

Rối loạn bài xuất phân

Để tống xuất được phân ra khỏi cơ thể cần phải có vận động cơ phối hợp trong sàn khung chậu, bao gồm cả cơ vòng hậu môn. Trẻ đang có táo bón và có cảm giác muốn đi nhưng lại không thể đi được. Điều này có thể dẫn tới những đau đớn cho trẻ.

Trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn bài xuất phân nếu:

  • Trẻ ngồi nhà vệ sinh hàng giờ, cố rặn mà không thể đi được cho dù phân không to.
  • Phải dùng thuốc thụt thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc chất xơ thường xuyên nhưng không cải thiện được táo bón.

Đối tượng hay gặp tình trạng này là trẻ táo bón kéo dài và có thể bắt đầu xuất hiện một số biến chứng như nứt hậu môn, bệnh trĩ, phân cứng rắn ghồ ghề. Khi có tình trạng này cần phải điều trị lâu dài và kiên trì để giảm đau đớn và cải thiện tình trạng táo bón.

tao-bon-chuc-nang-o-tre

Táo bón chức năng biểu hiện ở trẻ như thế nào?

Trẻ bị táo bón chức năng khỏe mạnh bình thường nhưng gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Mỗi độ tuổi khác nhau, táo bón chức năng được biểu hiện khác nhau.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ sơ sinh được chẩn đoán bị táo bón chức năng nếu chúng có tất cả các dấu hiệu sau đây:

  • Không đi tiêu trong 3 ngày (với trẻ bú bình) hoặc 1 tuần (đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn)
  • Phân cứng, khô
  • Trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu.

Cha mẹ cần nắm: Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Trẻ trên 1 tuổi

Trẻ được chẩn đoán táo bón chức năng nếu có ít nhất 2 trong số những biểu hiện sau đây (không bao gồm các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích – IBS)

  • Số lần đi tiêu
  • Trẻ 12-24 tháng tuổi đi tiêu dưới 3 lần/tuần (>2 ngày/lần)
  • Trẻ >2 tuổi đi tiêu dưới 2 lần/tuần
  • Đi tiêu gặp khó khăn, phân khô, rắn
  • Đau khi đi tiêu
  • Có vết chất lỏng hoặc đất sét giống như phân trong đồ lót của trẻ
  • Máu hoặc chất nhầy lẫn trong phân

Cha mẹ nên biết: Cách chữa táo bón cho trẻ em tại nhà một cách an toàn

Mặc dù táo bón chức năng khá phổ biến và không thực sự nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nếu để kéo dài thì có thể dẫn tới các biến chứng nặng khó hồi phục như nứt hậu môn, trĩ, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng… Đối với táo bón chức năng, việc chữa táo bón cho trẻ cần nhanh chóng và toàn diện. Sự can thiệp ngắn hạn hoặc không đầy đủ khiến cho tình trạng táo bón chức năng ở trẻ trở nên tồi tệ.

Khi trẻ có những dấu hiệu như trên, mẹ nên cho con đi khám tiêu hóa để chẩn đoán và điều trị sớm táo bón chức năng cho con, tránh để táo bón trở nên trầm trọng và khó điều trị.

Đọc thêm: Làm thế nào nếu bé 2 tuổi bị táo bón?

Bài viết liên quan

Trị táo bón chức năng cho trẻ, cẩn thận tiền mất tật mang

Chuyên gia tư vấn cách chữa táo bón chức năng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bài viết nên xem

Điều trị táo bón chức năng mạn tính và đại tiện không tự chủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (P1)

“Hành trình” chữa táo bón cho con của bà mẹ trẻ

Kỳ diệu loại nhựa cây chống táo bón của người châu Âu

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng