Những năm tháng đầu đời, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị táo bón. Ở trẻ nhỏ, có 3 giai đoạn mà nguy cơ bị táo bón là cao nhất. Để cho bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên tìm hiểu và biết cách phòng ngừa hiệu quả cho bé yêu.
Mục Lục
Những giai đoạn nào bé dễ bị táo bón?
Táo bón ở trẻ thường xảy ra vào 3 thời điểm: Khi bắt đầu ăn dặm; khi bắt đầu tập ngồi bô/bồn cầu; khi bắt đầu đi học. Theo đó, vào những thời điểm này, phụ huynh cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ để giúp bé phòng ngừa táo bón.
Giai đoạn trẻ tập ăn dặm
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể. Vì vậy mà bé cần được dùng thêm sữa ngoài và các món ăn dặm.
??? Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Giải Pháp Cho Mẹ Thông Thái
Sự thay đổi từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc trong khi hệ tiêu hóa của bé chưa thích ứng kịp, đôi khi lượng thức ăn giàu tinh bột, đạm lại thiếu chất xơ hoặc lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày chưa được cung cấp đầy đủ. Đây hoàn toàn là các lý do khiến trẻ dễ dàng bị táo bón, phân khô, lổn nhổn, khó đi ngoài.
Giai đoạn bé tập ngồi bô hoặc bồn cầu
Hầu hết các bé 2 tuổi đều không thể kiểm soát việc đi vệ sinh của mình suốt cả ngày nhưng nhiều bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tập làm quen với việc ngồi bô. Tuy nhiên giai đoạn này bé dễ bị táo bón bởi nhiều nguyên nhân như:
- Chế độ ăn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên dễ bị thiếu chất xơ.
- Bé không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới”, vậy nên chúng có thể cố gắng nín nhịn đi ngoài, điều này có thể dẫn đến táo bón.
- Bé đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu, nên bé sợ hãi, nín nhịn đi tiêu để khỏi phải ngồi bô hoặc bồn cầu.
Cứ như vậy, vòng luẩn quẩn lặp lại, trẻ càng sợ khi phải đi vệ sinh, tình trạng táo bón càng dễ nặng hơn.
Giai đoạn trẻ đi lớp
Khi lên 3 tuổi, nhiều trẻ thường rời vòng tay mẹ để đến lớp mẫu giáo, tập làm quen với một môi trường mới. Một lần nữa, trẻ lại phải thay đổi thói quen vệ sinh.
Đôi khi việc không quen với nhà vệ sinh mới, quá “ công cộng”, nhà vệ sinh quá bẩn, dẫn đến trẻ tâm lý có thể nín đi tiêu.
Hoặc trẻ không quen với thức ăn ở trường, bỏ qua các món rau củ quả mà không được kiểm soát, những điều này cũng khiến trẻ dễ bị táo bón hơn.
Cha mẹ cần làm gì để phòng chống táo bón cho bé trong những giai đoạn này?
Về chế độ dinh dưỡng, mẹ nhớ bổ sung chất xơ có trong rau xanh, củ quả vào thực đơn, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm của trẻ. Các loại rau quả tốt cho hệ tiêu hóa của bé lại phòng ngừa và giảm táo bón hiệu quả bao gồm: rau xanh các loại (rau mồng tơi, rau dền…) hoặc các loại quả chín (đu đủ, bơ, cam quýt, chuối tiêu…).
Cho trẻ uống đủ nước, vì nước giúp phân mềm, tăng lượng phân và hỗ trợ giảm bớt táo bón. Trường hợp bé kén ăn rau, mẹ có thể xay nhuyễn cho vào cháo, ép sinh tố hoa quả và đừng quên trang trí thật bắt mắt để kích thích sự thèm ăn của con.
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không đi vội vàng vì có thể đi không hết phân, cũng không nên cho trẻ ngồi bô hàng giờ đồng hồ, không nên quá thúc ép trẻ phải đi vệ sinh bằng được. Nếu trẻ chưa có phản xạ đi ngoài, mẹ nên dừng lại và tiếp tục luyện tập cho bé vào hôm sau, tránh gây tâm lý sợ sệt cho trẻ. Khi trẻ đi lớp, tập cho trẻ không sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo…
Giải pháp châu Âu chuyên biệt cho trẻ Táo bón kéo dài
Nếu cha mẹ đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống nhưng trẻ vẫn bị táo bón. Lúc này đây, cha mẹ cần đến một biện pháp an toàn mà vẫn hữu hiệu cho trẻ.
Isilax bimbi – siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu chuyên biệt cho trẻ táo bón kéo dài là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bậc cha mẹ hiện nay.
Isilax bimbi với thành phần 100% thảo dược tự nhiên, giúp bé đi cầu dễ dàng và phục hồi đường tiêu hóa đã bị tổn thương của bé theo cơ chế đa tác động:
- Làm mềm phân: tác dụng bởi đường Manitiol có trong dịch chiết Manna, Sorbitol và Dihydrophenylisation có trong dịch ép cô đặc Mận khô và Táo tây.
- Điều hòa nhu động ruột: chất nhầy có trong dịch chiết Cẩm Quỳ giúp tăng nhu động, giảm ma sát phân với thành ruột, kích thích đẩy phân sớm.
- Bổ sung chất xơ hòa tan: nhờ Inulin và Pectin táo, kích thích cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên: có trong dịch ép cô đặc Mận khô và Táo tây giúp phục hồi niêm mạc tiêu hóa sau táo bón.
Bạn có đang đau đầu vì bé bị táo bón, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0976807722 /Hotline 0976807722 để được các chuyên gia nhi khoa tư vấn.
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com