Trẻ 1 tuổi đã ăn dặm được một thời gian và đang bắt đầu tập đi. Đây là thời điểm chuyển giao giữa nhiều giai đoạn phát triển của trẻ vì thế trẻ rất dễ táo bón. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị táo bón và cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi như thế nào?
Xem thêm: Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Giải Pháp Cho Mẹ Thông Thái
Mục Lục
Nguyên nhân nào gây ra táo bón ở trẻ 1 tuổi
Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ 1 tuổi, từ chế độ ăn đến tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Chế độ ăn dặm không phù hợp
Nguyên nhân chính trong nhiều trường hợp trẻ bị táo bón 1 tuổi là do chế độ ăn dặm của bé có quá ít chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau), trẻ uống quá nhiều sữa và đồ ngọt, hay cha mẹ cho bé ăn nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn.
Cung cấp không đủ chất lỏng
Không cung cấp đủ nước cũng có thể khiến bé bị táo bón vì nó làm cho phân cứng hơn. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống – chẳng hạn như khi bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, từ sữa công thức sang sữa bò hoặc bắt đầu ăn dặm cũng ảnh hưởng đến quá trình đi tiêu của trẻ.
Mẹ có hiểu đúng Tầm Quan Trọng Của Nước Đối Với Trẻ
Trẻ sợ đi cầu
Bé 1 tuổi bị táo bón từng bị đau khi đi cầu trước đây sẽ tránh đi vệ sinh vì bé sợ sẽ phải đau trở lại. Điều này sẽ lặp đi lặp lại thành một chu kỳ hết sức khó chịu. Phân sẽ tích tụ lại ở phần dưới của ruột già là đại tràng, ngày càng lớn và cứng hơn, dẫn đến việc đi cầu thậm chí ngày càng khó khăn và đau đớn hơn.
Trẻ mắc bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc
Một số trẻ mắc các bệnh lý về bẩm sinh gây táo bón như phình đại tràng, bệnh tuyến giáp…Trẻ bị ốm cũng khiến khẩu vị thay đổi ảnh hưởng đến chế độ ăn của trẻ hoặc trẻ gặp tác dụng phụ của một số thuốc như kháng sinh, sắt bổ sung…gây táo bón.
Trẻ Táo Bón Do Uống Kháng Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Làm gì khi trẻ 1 tuổi bị táo bón
Khi trẻ 1 tuổi bị táo bón, cha mẹ có thể áp dụng một số các biện pháp sau để khắc phục cho trẻ:
Chế độ ăn
Để làm mềm phân và giúp trẻ dễ đi ngoài hơn, hãy tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của bé đồng thời bổ sung thêm các loại nước, đồ uống không phải sữa cho bé mỗi ngày.
Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại trái cây và nước ép trái cây có chứa sorbitol (như mận, khô, xoài, lê…), các loại rau (như bông cải xanh, đậu Hà lan…), các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế các thực phẩm gây táo bón và làm nặng thêm táo bón ở trẻ, ví dụ như những thực phẩm béo ít chất xơ. Không nên cho trẻ uống quá 480ml sữa mỗi ngày.
Thực Đơn Hoàn Hảo Cho Trẻ 11-24 Tháng Bị Táo Bón
Trẻ Bị Táo Bón Nên Kiêng Ăn Gì Để Táo Bón Không Trầm Trọng Hơn
Cải thiện thói quen đi tiêu ở trẻ
Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày, đặc biết là ngay sau khi bé ăn và bất cứ khi nào bé cảm thấy muốn đi vệ sinh.
Massage bụng
Bằng cách masage bụng cho bé hàng ngày, cha mẹ sẽ giúp cải thiện nhu động ruột để bé dễ đi hơn. Sau khi bé ăn xong khoảng 1 tiếng, hãy massage bụng cho bé theo dọc khung đại tràng (theo chiều kim đồng hồ), chỉ cần làm vài lần một ngày, tình trạng táo bón sẽ cải thiện đáng kể.
Cho bé sử dụng thuốc
Nếu bé đã áp dụng những biện pháp trên mà vẫn không cải thiện thì lúc này bé phải cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc trị táo bón như thuốc làm mềm phân, hay thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng nhé.
Chia sẻ của các nhà thuốc về Fitobimbi Isilax
Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng thường gặp ở bất kỳ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ. Để giải quyết tình trạng táo bón, điều quan trọng nhất vẫn là thay đổi chế độ ăn cũng như lối sống của trẻ. Hãy tập cho trẻ thói quen đi cầu tốt để tạo phản xạ đi cầu hàng ngày tránh táo bón.
Nếu bé có những dấu hiệu táo bón nặng như đi cầu phân cứng kèm theo đau bụng dữ dội, chán ăn, chảy máu hậu môn, thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Bé 2 Tuổi Bị Táo Bón – Những Biện Pháp Cha Mẹ Không Thể Bỏ Qua