Chuyên mục sức khỏe nhi khoa số 1: Táo bón trẻ nhỏ, nguyên nhân & nguyên tắc điều trị

1.256 người đã xem

Chuyên mục sức khỏe Nhi khoa số 1 “Táo bón trẻ nhỏ, nguyên nhân & nguyên tắc điều trị

Phát sóng trên kênh VOH, tần số 99,9 Mhz

Nội dung: Táo bón trẻ nhỏ, nguyên nhân & nguyên tắc điều trị

Khách mời: BS Nguyễn Quý Hoàng

Click vào ảnh để nghe toàn bộ chương trình tư vấn của BS Quý Hoàng trên đài VOH

Click vào ảnh để nghe toàn bộ chương trình tư vấn của BS Quý Hoàng trên đài VOH

Nội dung chương trình: Táo bón là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường làm các bậc làm cha làm mẹ cảm thấy lúng túng trong cách xử lý làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà mình. Đa phần tình hình sẽ nhanh chóng cải thiện trong một thời gian nhất định, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng khá là hiếm.

Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ, tỷ lệ trẻ em mắc táo bón hiện nay càng ngày càng cao. Vậy Bác sĩ có thể cho biết đâu là nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ nhỏ?

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón có thể kéo dài trong một thời gian rất ngắn và không quá nghiêm trọng. Bằng cách hiểu ra các nguyên nhân gây ra táo bón, cha mẹ có thể ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Một số nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ dưới 2 tuổi:

  • Thứ nhất: do ăn không đủ số lượng hàng ngày, do trẻ ăn quá ít hoặc thiếu ăn. Trẻ ăn sữa công thức thì dễ mắc táo bón hơn trẻ bú mẹ, do trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hiếm khi táo bón vì sữa mẹ đã cân bằng giữa lượng chất béo, chất đạm, thành phần nước, khi trẻ bú mẹ thì phân sẽ mềm hơn và dễ đi tiêu.
  • Táo bón cũng có thể xáy ra do mẹ cho trẻ bú cũng bị táo bón, liên quan đến việc cơ thể của mẹ thiếu nước và mẹ không có đủ lượng nước để tiết vào sữa cho con.
  • Trẻ ăn quá ít rau xanh trái cây.
  • Ngoài ra còn một nguyên nhân liên quan đến mất nước, nếu em bé bị sốt, nóng, cơ thể bé sẽ hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ thực phẩm và bằng cách này phân sẽ khô và cứng hơn làm cho việc đi tiêu sẽ khó khăn hơn.
  • Nếu trẻ trên 2 tuổi mà vẫn bị táo bón thì nguyên nhân một phần là trẻ không có chủ động để đi cầu. Một số trẻ sợ nhà vệ sinh không được sạch sẽ, dẫn đến trẻ sẽ nhịn hoặc ngại đi, để lâu dần thành ra thói quen. Trẻ để tích khối phân quá lớn khi đi tiêu sẽ gây khó khăn. Một phần cha mẹ cũng không rèn luyện cho trẻ thói quen đi tiêu đúng thời gian tạo thành phản xạ.
  • Một số nhóm thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc ho bên trong có chứa codein thì cũng gây ảnh hưởng đến sự rối loạn đi tiêu của trẻ. Tình trạng bệnh lý, sức khỏe, hiếm khi táo bón ở trẻ thấy có vấn đề về thực thế, tuy nhiên thì cũng có một số trường hợp bệnh lý bẩm sinh cần phải chú ý để cải thiện cho trẻ.

Câu hỏi 2: Chính vì nguyên nhân phụ huynh chưa hiểu rõ nguyên tắc điều trị táo bón nên táo bón ở trẻ trở thành táo bón kéo dài. Vậy bác sĩ có thể cho biết Nguyên tắc trong điều trị táo bón cho trẻ là gì không ạ?

Táo bón trẻ nhỏ thì gồm có 2 loại: táo bón thực thể và táo bón chức năng.

Táo bón thực thể hay còn gọi là táo bón bệnh lý: là dạng táo bón do các nguyên nhân bẩm sinh như phình đại tràng bẩm sinh, khung đại tràng dài. Để nhận biết các bệnh lý này cha mẹ có thể đưa con đi khám ở bệnh viện để được chụp x-quang và soi phân.

Táo bón chức năng: là dạng táo bón phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, có đến 95% các trường hợp là táo bón chức năng. Đối với loại táo bón này qua thăm khám lâm sàng không thể tìm ra được nguyên nhân do không có tổn thương gây ra trên thực thể. Nguyên nhân chính dẫn đến táo bón chức năng là do hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện hoặc phản xạ ruột kém.

Khi trẻ gặp phải các triệu chứng của táo bón chức năng như phân khô, cứng, tần suất đi cầu giảm xuống dưới 3 lần/ tuần, đi cầu khó khăn, có thể là rách hậu môn, đau bụng, đa phần là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, lười vận động hoặc nhịn đi cầu quá lâu.

4 nguyên tắc cần nhớ trong điều trị táo bón cho trẻ nhỏ:

  • Chế độ ăn uống khoa học: cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ đầy đủ chất xơ từ rau củ, trái cây. Trong trường hợp trẻ lười ăn rau thì bổ sung chất xơ từ sinh tố, trái cây tươi, nếu trẻ không nhai được thì có thể xay nhuyễn để trẻ uống hoặc trộn vào các loại thức ăn khác. Nước uống có thể đa dạng như nước lọc, sữa, nước ép trái cây. Lưu ý không nên để cho trẻ uống quá nhiều sữa mà bỏ qua uống nước lọc.
  • Tập thói quen đi cầu cho trẻ: cần thiết để hạn chế táo bón tái phát cho trẻ cũng như tăng cường phản xạ của ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa sớm hoàn thiện hơn. Tập cho trẻ thói quen đi cầu hằng ngày trong 1 giờ nhất định, mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần tập trung từ 10-15 phút.
  • Tăng cường vận động cho trẻ: khi vận động cơ thể sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Tùy vào độ tuổi trẻ mà cha mẹ khuyến khich vận động nhiều, ví dụ chạy, nhảy, bơi lội, đạp xe, tạo ra những trò chơi để trẻ vận động tốt hơn. Với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể giúp sức bằng cách tạo ra những trò chơi cho con nhỏ như: khuyến khích trẻ bỏ, trườn, vận động.
  • Sử dụng một số chế phẩm hỗ trợ: nếu như đã áp dụng các biện pháp phía trên rồi nhưng chưa có cải thiện nhiều, cha mẹ có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có khả năng làm mềm phân, tăng cường chất xơ tự nhiên cho trẻ. Đặc biệt những trẻ táo bón kéo dài cần sử dụng những sản phẩm hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Câu hỏi 3: Vậy liệu trình điều trị táo bón cho trẻ nhỏ thường kéo dài bao lâu?

Liệu trình tùy thuộc vào cơ địa đáp ứng của trẻ. Việc phối hợp thêm với sự thay đổi chế độ ăn uống khoa học cha mẹ áp dụng cho trẻ đến khi nào mà trẻ cải thiện được triệu chứng thì cha mẹ có thể tạm thời dừng lại giai đoạn điều trị tấn công và chuyển sang giai đoạn duy trì. Giai đoạn duy trì này hỗ trợ hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ được cân bằng tốt nhất.

Và việc lựa chọn các các thuốc, TPCN trong hỗ trợ điều trị táo bón cần dựa trên tiêu chí gì ạ?

  • Hiệu quả: sử dụng cơ chế đa tác động: vừa làm mềm phân vừa tăng nhu động ruột, vừa bổ sung chất xơ và vitamin, khoáng chất tự nhiên giúp phục hồi niêm mạc của trẻ và cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón.
  • An toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ: ưu tiên chiết xuất từ các loại thảo dược, không chứa chất bảo quản, không chứa kim loại nặng, không chứa các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư.
  • Dễ sử dụng, mùi vị tự nhiên: dễ pha chế với các loại nước hoặc nước ép trái cây, không ảnh hưởng đến các tác động.
  • Uy tín: sản phẩm đã được công nhận, được chứng thực về chất lượng, đầy đủ yếu tố để lưu hành trên thị trường.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Isilax bimbi – siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu chuyên biệt cho táo bón kéo dài ở trẻ đã tài trợ cho chuyên mục này. Để được tư vấn về sản phẩm quý thính giả có thể liên hệ đến số tổng đài 0976807722 (miễn cước) hoặc hotline 0976807722 hoặc truy cập vào website: http://Isilax.vn

Nguồn: VOH – đài tiếng nói nhân dân TP.HCM

Bài viết liên quan

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

chất xơ có tác dụng gì

Chất Xơ Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ?

Trẻ ăn dặm quá sớm dễ bị táo bón

Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Dành Cho Mẹ Thông Thái

Bài viết nên xem

Khám phá tác dụng chữa táo bón của cây Cẩm Quỳ

VUI TẾT TRUNG THU – MẸ SẮM FITOBIMBI – CÓ NGAY QUÀ TẶNG BÉ

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng