“Có nên thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón hay không” là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Câu trả lời chính xác là KHÔNG NÊN. Vậy tại sao lại không nên thụt khi trẻ bị táo bón?
Mục Lục
Những dấu hiệu của táo bón
Các bác sĩ cho biết, xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp và những đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa khiến trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón.
Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.
95% táo bón trẻ nhỏ là táo bón chức năng, tức là táo bón do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Khi gặp 1 số tác nhân sau, táo bón trẻ nhỏ có thể khởi phát hoặc trầm trọng hơn
- Do ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa quá đặc cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả hoặc uống chưa đủ nước hàng ngày.
- Do yếu tố tâm lý: Ham chơi quên đi đại tiện hoặc không tập được thói quen đi đại tiện đúng giờ.
- Do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…
- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng “đói” phân, vài ngày trẻ mới đi ngoài một lần.
- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn
Ngoài ra, táo bón ở trẻ nhỏ còn là vòng lẩn quẩn, bé bị táo bón, đại tiện đau rát nên bé cố nhịn đại tiện làm táo bón ngày càng nặng thêm.
Có nên dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón?
Bác sĩ nhi khoa cho biết, không nên dùng thuốc thụt hậu môn kéo dài. Các mẹ cứ nghĩ dùng thụt là an toàn nhất cho trẻ vì không phải uống thuốc vào người. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Thuốc thụt để lại những hậu quá khó lường cho trẻ:
- Gây cảm giác rát bỏng và tổn thương thành hậu môn vốn còn rất non nớt của trẻ
- Mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ
- Chảy máu hậu môn
- Lệ thuộc thuốc
Biện pháp nào chống táo bón thực sự an toàn?
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động và uống nhiều nước đó là những nguyên tắc vàng để tránh táo bón.
Cần chú ý cho bé ăn nhiều sữa chua, tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón như hồng xiêm, ổi, cà rốt…, ăn nhiều rau có chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau khoai lang, rau ngót, rau đay…các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam… giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn..
Ngoài ra, cũng có thể tham khảo các biện pháp thụt dân gian tạo phản xạ đi ngoài cho bé như dùng cọng trắng của hành lá nhúng vào dầu ăn hay cọng mồng tơi tước vỏ làm vài lần là trẻ có thể đi ngoài được. Những phương pháp này an toàn hơn so với việc dùng thuốc thụt.
Tuy nhiên, với những trẻ đã dùng thụt lâu hoặc táo bón nặng thì việc thay đổi chế độ sinh hoạt hay ăn uống là chưa đủ. Mẹ nên sử dụng cho bé những thực phẩm chống táo bón, nhưng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Táo bón cũng là tình trạng chung không chỉ của trẻ em Việt Nam mà của trẻ em trên toàn thế giới. Hiện nay, tại châu Âu, xư hướng sử dụng các thảo dược chuẩn hóa trong chăm sóc sức khỏe trẻ em rất được ưa chuộng vì cho hiệu quả cao mà rất an toàn.
Một số thảo dược nên dùng cho táo bón trẻ nhỏ như Manna từ tần bì lùn, cây Cẩm Quỳ, Nước ép mận và táo, hoặc 1 số loại chất xơ từ thực vật như Inulin (từ cây rau diếp xoăn), Pectin (từ táo tây) hay psillyum (từ vỏ hạt Mã đề) đều là lựa chọn phù hợp cho táo bón trẻ nhỏ.
Như vậy, thụt tháo gây ra những tổn thương nghiêm trọng về cả thể xác và tinh thần của trẻ. Hãy dừng ngay việc thụt lại và tìm ngay những biện pháp thay thế an toàn cho con bạn.
Cha mẹ tham khảo:
Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục