Táo bón kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ nhỏ, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chủ quan, không chú trọng điều trị sớm cho bé.
Mục Lục
Thế nào là táo bón kéo dài?
Táo bón kéo dài là tình trạng trẻ táo bón liên tục trên một tháng hoặc tái phát nhiều lần trong năm mà điều trị không dứt điểm được hoặc không có cải thiện rõ rệt.
Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi Trung Ương, tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài trải dài ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang có xu hướng ngày càng nhỏ hóa độ tuổi. Ước tính có khoảng 35% trẻ từ 4 – 7 tuổi từng bị táo bón khi còn nhỏ ( giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi), từ 2 – 4 tuổi trẻ tập ngồi bô nên cũng dễ bị táo bón mạn tính. Và có tới 5% trẻ độ tuổi đến trường bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng. Đây quả là những con số đáng báo động mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm.
Tuy nhiên chính vì sự phổ biến này mà có thể các bậc cha mẹ thường lơ là và chủ quan không điều trị táo bón sớm cho bé, dẫn đến con táo bón kéo dài thì việc điều trị lúc này đã khó khăn hơn.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón kéo dài
Nhận biết sớm các dấu hiệu táo bón kéo dài ở trẻ sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ táo bón kéo dài:
- Trẻ táo bón trên 1 tháng hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Điều trị không có cải thiện rõ rệt hoặc không dứt điểm.
- Đau và căng thẳng khi đi tiêu.
- Chán ăn, lười ăn, đau bụng, chướng bụng.
- Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ như phân dê.
- Sợ đi tiêu, nín nhịn đi tiêu và thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu.
Hậu quả khi để trẻ táo bón kéo dài
Táo bón kéo dài lâu ngày khiến phân tích tụ nhiều trong ruột bé gây chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, việc không thể thải loại các chất độc và cặn bã trong cơ thể sẽ kéo theo suy giảm sức đề kháng, gây nhiễm độc cho cơ thể.
Táo bón còn làm phân cứng hơn, khi trẻ đi cầu sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài, sẽ gây nứt hay rách ống hậu môn từ đó hình thành nứt kẽ hậu môn, chảy máu khi đi tiêu gây đau đớn cho trẻ.
Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là UNG THƯ TRỰC TRÀNG.
Làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài?
Với trẻ táo bón kéo dài, việc điều trị lúc này không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc thay đổi chế độ ăn uống cho bé, cho bé uống thêm nước hay tăng cường vui chơi, vận động. Trong khi đó, các loại thuốc Tây như thuốc nhuận tràng, thuốc thụt tháo cũng chỉ là biện pháp tạm thời, giải quyết tình trạng táo bón cấp tính của bé.
Điều trị táo bón kéo dài cho trẻ phải đi từ nguyên nhân, kết hợp với các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt thì táo bón mới được giải quyết triệt để và ít tái phát.
Siro Fitobimbi Isilax – với thành phần 100% thảo dược chuẩn hóa châu Âu nhập khẩu từ Italy là sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ giúp đánh bay táo bón kéo dài ở bé.
Fitobimbi Isilax với cơ chế đa tác động, giúp tác động sâu từ nguyên nhân giúp trẻ đi cầu dễ dàng và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa đã bị tổn thương sau thời gian táo bón kéo dài ở trẻ.
- Dịch chiết cây Manna chứa Manitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
- Dịch chiết cây Cẩm Quỳ chứa chất nhầy giữ cho phân mềm, giúp phân di chuyển dễ dàng trong lòng ruột.
- Nước ép cô đặc táo tây, mận khô: Bổ sung chất xơ hòa tan, Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
- Inulin và Pectin táo: Bổ sung chất xơ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
Để được tư vấn về tình trạng táo bón của bé và hướng dẫn biện pháp xử lý khoa học, các mẹ hãy gọi ngay lên tổng đài miễn cước 0976807722 hoặc số hotline 0976807722.