Chứng nứt, rách hậu môn là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi trẻ bị táo bón. Khi trẻ bị nứt hậu môn, mẹ cần nhận biết và xử lý ngay để tránh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sau này.
Mục Lục
Nguy hiểm phải đối mặt khi nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Khi trẻ bị táo bón, phân ứ đọng trong trực tràng, nước và một số độc tố bị hút ngược trở lại cơ thể. Phân khô cứng thành hòn cực lớn, trẻ pahir gắng sức rặn. Quá trình ma sát mạn giữa khối phân gồ ghề và thành hậu môn gây ra chứng nứt hậu môn ở trẻ táo bón. Chứng nứt hậu môn do táo bón để lại những hậu quả nguy hại đến sức khỏe của trẻ như:
- Gây viêm nhiễm, đỏ hậu môn thậm chí là nhiễm khuẩn huyết nếu không được điều trị kịp thời.
- Khiến táo bón ngày càng trầm trọng. Tình trạng của trẻ mãi luẩn quẩn: táo bón – nứt hậu môn – đau đớn, nín đi cầu – táo bón nặng hơn – nứt hậu môn nặng hơn
- Tái phát thường xuyên nếu không giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón ở trẻ
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, quấy khóc, biếng ăn
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nứt hậu môn
Chính vì những tác hại nghiêm trọng của nứt hậu môn do nên mẹ cần nhận biết các triệu chứng này sớm và có biện pháp xử lý kịp thời
- Bé thường xuyên bị táo bón. (Tìm hiểu chi tiết về táo bón ở trẻ nhỏ)
- Trẻ phải rặn và khóc khi đi cầu nhưng vẫn không đi được
- Thấy máu đỏ trên bề mặt phân, trên giấy hoặc khăn lau sau khi trẻ đi
- Cha mẹ có thể thấy những vết nứt nhỏ quanh hậu môn của bé
Khắc phục tình trạng nứt hậu môn như thế nào
Giải quyết táo bón là biện pháp duy nhất có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra tình trạng nứt hậu môn ở trẻ. Mẹ lưu ý xử lý táo bón đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
- Chế độ ăn khoa học: Bạn hãy đảm bảo cho trẻ bổ sung đầy đủ chất xơ từ rau của quả, uống đủ nước theo khuyến nghị. Có thể đa dạng các loại nước như nước lọc, sữa, nước ép trái cây. Lưu ý không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa mà bỏ qua nước lọc. Nếu bé đang ăn dặm và bị táo bón, cha mẹ có thể tham khảo bài viết: Bé ăn dặm bị táo bón phải làm gì?
- Tập thói quen đi cầu đầy đủ: Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày, mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần tập trung 10-15 phút
- Tăng cường vận động: Vận động cơ thể giúp hoạt động tiêu hóa trơn tru. Tùy vào độ tuổi của trẻ, mẹ có thể khuyến khích trẻ vận động nhiều cách như đi bộ, chạy, đạp xe, bưởi
Hướng dẫn chi tiết cho cha mẹ: Cách trị táo bón cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả
Nếu đã áp dụng đầy đủ 3 nguyên tắc trên mà chưa có cải thiện, mẹ nên sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có khả năng làm mềm phân, tăng nhu động và bổ sung chất xơ tự nhiên cho bé. Đặc biệt, trẻ bị táo bón kéo dài phải sử dụng những sản phẩm hỗ trợ càng sớm càng tốt. 1 trong những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất hiện nay là Isilax bimbi – siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu, có xuất xư tại Ý và đã được sử dụng tại các bệnh viện công của Ý từ 2003.
Ngoài ra, mẹ cũng cần thực hiện những việc sau để giúp cải thiện đau đớn cho bé.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm sau khi đi đại tiện tránh vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn nặng hơn
- Bôi kem vaselin quanh hậu môn giúp xoa dịu và bé sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn
- Cho bé uống nước hãm hoa hòe để bổ sung rutin giúp tăng cường sức bền thành mạch, giảm nguy cơ chảy máu khi nứt hậu môn
Trường hợp trẻ quá nặng, chảy máu nhiều lần, cần phải đưa tới các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời. Không nên để lâu dẫn tới biến chứng, nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.