Có rất nhiều lý do khiến trẻ nhịn đi cầu. Đó có thể là do cảm giác khó chịu từ lần đi cầu phân cứng sau khi bị táo bón, hoặc đơn giản chỉ là nỗi sợ hãi khi phải bước vào một nhà vệ sinh không mấy sạch sẽ. Đôi khi trẻ mải chơi và tìm cách lờ đi các cơn mót, cố nhịn để khỏi phải ngắt quãng trò chơi yêu thích. Một số trẻ chọn cách nhịn đại tiện để phản đối việc học ngồi bô.
Mục Lục
Nhịn đi cầu có thể gây ra táo bón
Trẻ thường xuyên nhịn đi cầu có thể dẫn tới táo bón, đi ngoài bị đau và thậm chí khiến phân tắc nghẽn hoàn toàn, khi đi cầu trẻ sẽ thường bị són một lượng phân nhỏ ra ngoài. Nếu tình trạng tắc phân kéo dài quá lâu, trực tràng và đại tràng sẽ bị giãn căng, biến dạng và không còn khả năng đàn hồi để co bóp đẩy phân ra ngoài.
Ống hậu môn của cơ thể được cấu tạo bằng hai loại cơ thắt, lớp cơ trong và lớp cơ ngoài. Bình thường, các cơ này thắt chặt, giúp đóng khít lỗ hậu môn. Cảm giác mót đi đại tiện thường xuất hiện 1-2 lần mỗi ngày khi phân di chuyển vào trực tràng trống rỗng và khiến phần ruột này giãn căng.
Lúc đầu, khi phân mới vào trực tràng, cơ thắt trong của hậu môn tự động giãn ra. Khi phân tiến xa hơn, chạm tới cơ thắt ngoài thì cảm giác mót đi đại tiện xuất hiện. Nếu trẻ chủ động giãn cơ thắt ngoài đúng cách, phân sẽ được đẩy ra ngoài. Trái lại, nếu trẻ thít chặt cơ thắt ngoài cũng như các cơ mông lớn, phân sẽ bị đẩy ngược vào trong trực tràng. Lúc này cảm giác mót đi đại tiện sẽ qua đi, phân nằm lại trong ruột và trở nên lớn hơn, khô và rắn hơn, có thể gây đau đớn khi đi vệ sinh.
Lần tiếp theo, khi xuất hiện cảm giác mót đi đại tiện, bé sẽ nán không vào nhà vệ sinh để tránh bị đau. Bé càng trì hoãn lâu bao nhiêu thì phân trong lần đi tiếp theo sẽ càng rắn bấy nhiêu. Cứ như vậy, càng về sau bé càng ‘quyết tâm’ nhịn đi đại tiện hơn. Chiếc vòng luẩn quẩn “Khó chịu – sợ hãi – nhịn đại tiện” ngày càng lặp lại: khó chịu khiến bé sợ hãi, sợ hãi nên bé nhịn tiêu, nhịn tiêu lại gây khó chịu.
Táo bón trong thời gian dài có thể dẫn tới hình thành khối phân rắn – rất nhiều phân tích tụ và lèn chặt tại đại tràng, trực tràng. Trẻ càng nhịn đi tiêu lâu thì phân tích tụ càng nhiều, trực tràng càng giãn căng, cảm giác mót đại tiện giảm dần, táo bón ngày càng trở nên trầm trọng. Về sau, phần phân lỏng từ ruột non sẽ luồn lách quanh phần phân cứng để thoát ra ngoài, khiến bé bị són phân ra quần, gây rất nhiều bất tiện.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhịn đi đại tiện
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu của một trẻ nhịn đi đại tiện khi thấy bé lắc lư uốn éo, đi nhón gót, bắt chéo đùi hay ngồi chồm hỗm. Các tư thế này giúp kéo căng trực tràng và đại tràng dưới, giữ phân ở lại.
Trẻ tìm cách chặn cơn mót đi đại tiện có thể có các biểu hiện:
- Đột nhiên ngừng mọi hoạt động.
- Trốn vào một chỗ hoặc đi ra khỏi phòng.
- Người cứng đơ, dướn căng.
- Đứng nhón chân, cơ mông thít chặt.
- Đột nhiên ngồi xuống sàn hoặc ngồi chồm hỗm.
- Nhăn mặt hoặc thay đổi giọng nói.
- Toát mồ hôi hoặc trở nên nhợt nhạt.
- Không có khả năng chú ý tới bạn/
Khi thấy bé có các biểu hiện trên, hãy hỏi bé đang gặp phải chuyện gì và đưa bé vào nhà vệ sinh ngay.
Cách giúp trẻ thoát khỏi việc nhịn đi đại tiện
Nhịn đi đại tiện ở trẻ là một rắc rối cần được nhận biết sớm và điều trị triệt để. Những biện pháp sau có thể giúp bé ngừng nhịn tiêu và són phân:
Giải thích cho bé rõ mục đích của việc đi đại tiện:
Nhắc con rằng nhiệm vụ của bé là đưa phân ra ngoài mỗi ngày. Hãy nói “Nhà máy trong cơ thể con sản sinh phân hàng ngày”, và “Bạn phân muốn được ra ngoài mỗi ngày”. Nhấn mạnh đến hai từ ‘sản sinh’ và ‘ra ngoài’. Nếu trẻ lớn hơn và đã biết ghét bị bẩn quần, bạn có thể nói “Nếu con đi ị mỗi ngày và giữ cho ruột trống rỗng thì sẽ chẳng có gì rò gỉ ra ngoài”.
Để bé chịu hoàn toàn trách nhiệm:
Thường các bé chỉ quyết định đi đại tiện sau khi nhận ra rằng mình chẳng còn gì để chống đối. Hãy trò chuyện với con lần cuối về chủ đề này. Nhấn mạnh rằng cơ thể bé sản sinh phân mỗi ngày và phân đó là của bé. Nhắc lại rằng bạn phân muốn đi vào bồn cầu và nhiệm vụ của bé là giúp phân thoát ra ngoài.
Thay đổi chế độ ăn cho trẻ:
Một chế độ ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp phân mềm và con dễ dàng đi “ị” hơn, khi đó con đi cầu sẽ không thấy đau nữa từ đó cũng sẽ không còn sợ hãi mỗi lần đi cầu.
Sử dụng các chế phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ
Khi thay đổi chế độ ăn vẫn không khắc phục được tình trạng này ở trẻ, lúc này mẹ nên cho bé sử dụng các chế phẩm giúp làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột, bổ sung chất xơ tự nhiên từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Đặc biệt, trẻ bị táo bón kéo dài phải sử dụng những sản phẩm hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, sản phẩm Fitobimbi Isilax đang được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tin dùng. Fitobimbi Isilax – siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu, xuất xứ tại Italia và đã được sử dụng tại các bệnh viện công của Italia từ năm 2003, hiệu quả, an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm là công thức kết hợp nhiều loại thảo dược với quy trình chuẩn hóa, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Dịch chiết cây Manna chứa Manitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
- Dịch chiết cây Cẩm Quỳ chứa chất nhầy giữ cho phân mềm, giúp phân di chuyển dễ dàng trong lòng ruột.
- Nước ép cô đặc táo tây, mận khô: Bổ sung chất xơ hòa tan, Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
- Inulin và Pectin táo: Bổ sung chất xơ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
Để được tư vấn về tình trạng táo bón của bé và được hướng dẫn biện pháp xử lý khoa học, các mẹ có thể gọi lên tổng đài miễn cước 0976807722 hoặc số Fanpage Facebook.