Trẻ em bị táo bón không đi ngoài được – Cha mẹ phải làm gì?

29.475 người đã xem

Xin hỏi bác sĩ bé nhà em năm nay 4 tuổi, bị táo bón không đi ngoài được, phân dạng viên. Nhờ tư vấn để giúp cháu đi ngoài được.

Đây là một trong những câu hỏi về hiện tượng trẻ em bị táo bón không đi ngoài được mà chúng tôi nhận được từ rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy cha mẹ phải làm gì trong trường hợp này?

tre-bi-tao-bon-khong-di-ngoai-duoc

Trẻ em bị táo bón không đi ngoài được là một vấn đề tiêu hóa bình thường

Đúng là như vậy. Táo bón ở trẻ thường không phải là vấn đề bệnh lý gì nghiêm trọng, trong trường hợp này người ta gọi đó là táo bón chức năng.  Đặc trưng táo bón chức năng ở trẻ nhỏ đó là đi tiêu không thường xuyên, phân cứng và khô. Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy trẻ bị táo bón chức năng đó là:

  • Nhiều ngày không đi tiêu
  • Đi tiêu khó khăn, phân khô cứng
  • Đau bụng
  • Dấu vết của phân lỏng hoặc giống như đất sét trong đồ lót của trẻ (đây là dấu hiệu cho thấy phân được tích tụ trong trực tràng)
  • Có lẫn máu trong phân
  • Trẻ biếng ăn
  • Buồn nôn
  • Hành vi thay đổi

Trẻ em bị táo bón không đi ngoài được do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân thường thấy nhất:

  • Không ăn đủ chất xơ
  • Không uống đủ nước (chất lỏng)
  • Ít vận động cơ thể
  • Do dùng thuốc (có thể là kháng sinh hay một số loại thuốc khác)
  • Có một số bệnh liên quan đến hậu môn hoặc trực tràng (lúc này táo bón ở trẻ được gọi là táo bón thực thể).

tre-bi-tao-bon-khong-di-ngoai-duoc-1

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được?

Sau khi đã xác định được trẻ bị táo bón chức năng, cha mẹ có thể tiến hành điều trị táo bón cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên việc điều trị có thể kéo dài từ 1-3 tháng, thậm chí là 6 tháng. Vì thời gian kéo dài như vậy cha mẹ cần hết sức kiên trì, lựa chọn cho con một phương pháp điều trị có tính an toàn và có thể sử dụng lâu dài.

Về thuốc điều trị táo bón cho trẻ. Rất nhiều bà mẹ muốn con nhanh khỏi nên tự ý sử dụng thuốc làm mềm phân hay thuốc thụt tháo cho con. Việc sử dụng thuốc làm mềm phân có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải, tiêu chảy ở trẻ, còn việc sử dụng thuốc thụt tháo có thể làm giảm độ đàn hồi của cơ trơn hậu môn, mất phản xạ đi cầu của trẻ, thậm chí gây ra ị đùn. Vậy nên cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ, bởi nếu sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.

tre-bi-tao-bon-khong-di-ngoai-duoc-3

Hiện nay, tại các nước châu Âu việc sử dụng thảo dược chuẩn hóa để điều trị hiện tượng trẻ táo bón không đi ngoài được đang được đánh giá rất cao, bởi đây là một phương pháp điều trị hiệu quả và có tính an toàn tuyệt đối.

Các loại thảo dược này được điều chế dưới dạng siro với công thức độc đáo tác dụng trên nhiều cơ chế khác nhau nhằm lấy lại khả năng đi ngoài tự nhiên của trẻ, không gây mất cân bằng nước – điện giải, không gây mất phản xạ hoặc đi tiêu không chủ động.

  • Về tính an toàn. Các loại dược liệu có trong hỗn hợp siro có tiêu chuẩn hóa châu Âu, đáp ứng được những điều kiện nghiêm ngặt nhất nên an toàn cho mọi lứa tuổi khi sử dụng lâu dài, nhất là trong các trường hợp trẻ bị táo bón mạn tính.

Cùng với đó, cha mẹ nên kết hợp cho trẻ một số phương pháp điều trị bổ sung để hiệu quả điều trị đạt được lớn nhất.

  • Bổ sung chất xơ cho trẻ. Chế độ ăn giàu xơ sẽ giúp làm mềm phân, tăng kích thước phân. Cha mẹ nên bổ sung 10-15 gam chất xơ thực vật cho trẻ mỗi ngày.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước. Nước cũng là một trong những thành phần quan trọng cần bổ sung nếu muốn điều trị táo bón cho trẻ. Cha mẹ ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước ép trái cây hay nước hoa quả cho trẻ.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh. Sau mỗi bữa ăn, cha mẹ nên cho trẻ đi vệ sinh 5-10 phút. Việc này giúp rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tạo phản xạ có điều kiện cho trẻ.

Như vậy, hiệ tượng trẻ em táo bón không đi ngoài được là vấn đề tiêu hóa bình thường ở trẻ và hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Mọi thông tin chi tiết về táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 0976807722 hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm.

Bài viết liên quan

Trẻ Bị Táo Bón Lâu Ngày

Hậu Quả Khôn Lường Khi Trẻ Bị Táo Bón Lâu Ngày – Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ bị táo bón

Tất Tần Tật Thông Tin Về Trẻ Bị Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

trẻ không đi ngoài được phải làm sao

6 cách giúp trẻ đi ngoài dễ dàng khi bị táo bón

Bài viết nên xem

Trẻ ăn dặm quá sớm dễ bị táo bón

Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Dành Cho Mẹ Thông Thái

VUI TẾT TRUNG THU – MẸ SẮM FITOBIMBI – CÓ NGAY QUÀ TẶNG BÉ

Kỳ diệu loại nhựa cây chống táo bón của người châu Âu

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng