Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Nhiều mẹ thấy con bị táo bón không đi được đã vội vàng sử dụng thuốc thụt cho trẻ. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc thụt cho trẻ táo bón không được các bác sĩ khuyến khích.
Mục Lục
Vì sao trẻ bị táo bón?
Táo bón xảy ra khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, trẻ từ 1-2 tuổi đi tiêu dưới 3 lần/tuần và trẻ lớn hơn 2 tuổi đi tiêu dưới 2 lần/tuần.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo bón là do chế độ ăn uống và sinh hoạt gây ra.
Bé lười ăn, ăn không đủ số lượng, khẩu phần ăn của bé ít chất xơ, bé không chịu ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả. Một số trường hợp khác dù con ăn đủ chất nhưng uống ít nước nên vẫn bị táo bón.
Ngoài ra, nhiều bé ham chơi quên đi đại tiện hoặc không tập được thói quen đi đại tiện đúng giờ, trẻ bị đau khi đi cầu nên sợ và nhịn đi cầu, lâu dần dẫn đến trẻ bị táo bón.
Nguy hiểm khôn lường khi lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ táo bón
Khi con gặp tình trạng táo bón, nhiều cha mẹ dù chưa nắm rõ được nguyên nhân và nguyên tắc điều trị nhưng đã vội vàng tìm cách giải quyết cho trẻ. Chính vì muốn nhanh chóng mà không tìm hiểu kĩ như vậy, nhiều cha mẹ đã lạm dụng thuốc thụt cho trẻ táo bón.
Ban đầu thuốc thụt hậu môn sẽ giúp kích thích phân ra dễ dàng hơn, Đây là một biện pháp tốt, giúp mau chóng giải quyết tình trạng đau đớn, khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tức thời, nếu mẹ sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ:
- Hậu môn trẻ rất nhạy cảm, trẻ có thể bị bỏng rát, tổn thương hậu môn và giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn.
- Nguyên nhân hàng đầu gây viêm hậu môn ở trẻ.
- Mất phản xạ đi cầu tự nhiên, có thể gây hiện tượng phân són, ị đùn. Về sau trẻ sẽ lệ thuộc vào thuốc mới có thể đi cầu được.
- Lệ thuộc thuốc. Thời gian dùng thuốc càng lâu, trẻ táo bón càng lệ thuộc vào thuốc.
Vậy, mẹ nên dùng thuốc thụt khi nào để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?
- Thuốc thụt được chỉ định cho trẻ >2 tuổi hoặc sử dụng cho trẻ <2 tuổi nếu có chỉ định của bác sĩ. Khi có chỉ định, cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt. Không tự ý sử dụng 1 đơn cho nhiều lần.
- Với trẻ <6 tháng tuổi, cần theo dõi kĩ những biểu hiện táo bón của trẻ. Nếu trẻ đi cầu ít (<3 lần/tuần) nhưng vẫn bú ngoan, chơi ngoan thì trẻ không bị táo bón. Mẹ không cần thiết can thiệp thuốc thụt cho trẻ.
Không dùng thuốc thụt, mẹ phải làm gì để chống táo bón cho con hiệu quả
Mẹ có thể dùng cọng trắng của hành lá nhúng vào dầu ăn hoặc cọng mồng tơi ngoáy vào hậu môn, làm vài lần là trẻ có thể đi ngoài được. Phương pháp thụt từ tự nhiên này an toàn hơn so với việc dùng thuốc thụt.
Tuy nhiên, biện pháp thụt nào cũng chỉ giải quyết được tình trạng táo bón cấp tính ở trẻ mà không giải quyết được nguyên nhân. Điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động và uống nhiều nước mới là những nguyên tắc vàng trong điều trị táo bón.
Giải pháp an toàn từ thảo dược châu Âu điều trị táo bón cho trẻ
Thay vì lựa chọn thuốc thụt để điều trị triệu chứng tức thời, mẹ nên lựa chọn những phương pháp hiệu quả mà an toàn hơn cho tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ.
Một trong những lựa chọn hàng đầu của các mẹ hiện nay là Isilax bimbi – siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu có nguồn gốc xuất xứ từ Italia. Sản phẩm là công thức kết hợp nhiều loại thảo dược với quy trình chuẩn hóa, đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ.
- Dịch chiết cây Manna chứa Manitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
- Dịch chiết cây Cẩm Quỳ chứa chất nhầy giữ cho phân mềm, giúp phân di chuyển dễ dàng trong lòng ruột.
- Nước ép cô đặc táo tây, mận khô: Bổ sung chất xơ hòa tan, Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
- Inulin và Pectin táo: Bổ sung chất xơ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
DS Lê Huyền
Để được tư vấn về tình trạng táo bón của bé và được hướng dẫn biện pháp xử lý khoa học, các mẹ có thể gọi lên tổng đài miễn cước 0976807722 hoặc số hotline 0976807722.
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com