Bà bầu bị đau bụng dưới là hiện tượng mà bất kì bà bầu nào cũng gặp phải trong thời kì mang thai. Vậy những nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này và có nguy hiểm không?
Mục Lục
Những trường hợp bà bầu bị đau bụng dưới nghiêm trọng
Sinh non
Nếu gặp hiện tượng sinh non, dấu hiệu đầu tiên sẽ là sự co thắt tử cung và giãn rộng của cổ tử cung, điều này gây ra những cơn đau tức bụng dưới ở bà bầu. Nếu hiện tượng đau tức này còn kèm theo đau lưng, chuột rút, dịch âm đạo bất thường bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Sảy thai
Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong thai kỳ đặc biệt trong những tháng đầu mang thai. Sảy thai được tính từ khi thai bắt đầu hình thành cho đến trước 20 tuần
Sảy thai thường diễn ra trong những tháng đầu mang thai, hiện tượng này được tính từ khi thai bắt đầu hình thành cho đến trước tuần thứ 20 của thai kì. Ngoài việc đau tức bụng dưới, sảy thai còn có được cảnh báo bằng nhiều dấu hiệu bất thường khác: Đau lưng, áp lực vùng chậu, sút cân, dịch âm đạo màu trắng hồng, xuất hiện các cơn co tử cung với tần suất 5-20 phút/lần, ra máu đỏ hoặc nâu đỏ liên tục trong nhiều giờ hay thậm chí là vài ngày, vv
Khi gặp những hiện tượng này, mẹ bầu cần lập tức đến gặp bác sĩ.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khá ngoài tử cung (thường gặp nhất là ở vòi trứng). Khi vỡ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tính mạng cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Khi mang thai ngoài tử cung, nữ giới sẽ thấy rất nhiều dấu hiệu khác nhau.
Triệu chứng mang thai ngoài tử cung chưa vỡ
- Trễ kinh, thử nước tiểu thấy có thai
- Đau bụng dưới
- Chảy máu âm đạo kéo dài
Triệu chứng thai ngoài tử cũng đã vỡ gồm các triệu chứng của thai ngoài tử cung chưa vỡ, kèm thêm: đau bụng đột ngột, dữ dội đau đến muốn xỉu, đau vã mồ hôi, xanh xao, nhợt nhạt…
Hãy đi khám ngay lập tức, hoặc nhập viện ngay! Nếu ống dẫn trứng đã vỡ, các mẹ sẽ được đưa thẳng đến phòng mổ. Tuy nhiên trong hầu hết trường hợp, mang thai ngoài tử cung thường được nhận biết sớm đủ để tiến hành kiểm tra cẩn thận rồi mới phẩu thuật.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm thường xảy ra ở tuần thứ 20 trở lên của thai kì, khoảng 5-8% số thai phụ có khả năng gặp hiện tượng tiền sản giật. Chứng bệnh này có thể gây ra những cơn co giật và gây đột quỵ, tử vong cho mẹ bầu. Các dấu hiệu sớm của tiền sản giật chỉ có thể được phát hiện tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa bằng cách đo huyết áp, xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể nhận biết được một số dấu hiệu lâm sàng của hiện tượng này:
- Chân sưng phù quá mức
- Tăng cân đột ngột
- Đau đầu
- Đau bụng dưới
- Đau lưng
- Tăng cân đột ngột
- Buồn nôn, nôn
- Rối loạn thị giác, lo lắng nhiều
Bong nhau thai non
Các dấu hiệu thường thấy của hiện tượng bong nhau thai non gồm:
- Bụng dưới thường xuyên co thắt và đau tức
- Chuột rút
- Xuất huyết
- Dịch âm đạo bất thường
- Hoạt động của thai nhi trong cơ thể yếu ớt hơn (nếu tinh ý các mẹ bầu sẽ nhận ra hiện tượng này)
Hiện tượng bong nhau thai non thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Khoảng 1% mẹ bầu đối diện với tình trạng này. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bong nhau thai non có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Nhiễm trùng đường nước tiểu
Nhiễm trùng đường nước tiểu xảy ra ở các mẹ khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng phức tạp tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt nhiễm trùng nước tiểu kéo dài có thể gây suy thận.
Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.
Những trường hợp bà bầu bị đau bụng dưới lành tính
Đau bụng dưới trong thời kì đầu mang thai
Sau quá trình thụ thai, thai sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra hiện tượng đau bụng dưới ở bà bầu, sau vài ngày các triệu chứng này sẽ giảm dần.
Bà bầu bị đau bụng dưới do dãn dây chằng
Khi thai nhi phát triển, kích thước tử cung cũng tăng lên khiến cho hệ thống dây chẳng của các mẹ căng dãn. Quá trình này khiến cho bụng của các mẹ bầu luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng đầu và tháng giữa của cuối thai kì.
Bà bầu bị đau bụng dưới do táo bón
Táo bón và khí dư là hai trong số vô vàn rắc rối sẽ theo mẹ bầu trong suốt thời gian thai kì. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón là do:
- Hormone. Khi mang thai, hàm lượng hormone trong cơ thể người mẹ có sự biến đổi rất lớn, việc này có ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Từ đó, mẹ bầu rất dễ bị táo bón.
- Kích thước tử cung thay đổi. Cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung cũng tăng lên từng ngày và chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng, dẫn tới các mẹ bầu bị táo bón và trĩ khi mang thai.
- Các triệu chứng ốm nghén thời kì đầu mang thai. Thời gian đầu mang thai các mẹ bầu thường có triệu chứng nôn nghén, điều này khiến cơ thể bị mất nước. Hơn thế nữa, trong thời kì này do cơ thể mệt mỏi mà các mẹ lười vận động và đi lại nên cũng dễ bị táo bón hơn.
- Chế độ ăn uống. Việc ăn uống thiếu chất, thiếu xơ,… cũng là nguyên nhân dẫn tới việc bị táo bón ở bà bầu.
Ngoài ra, ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ mẹ bầu thường hay bị kích thích đi tiểu nhiều, nếu lười uống nước sẽ rất dễ dẫn đến táo bón.
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, có thể ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi. Để phòng tránh táo bón khi mang bầu, mẹ bầu nên:
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất xơ. Lưu ý là các mẹ cũng nên ăn chậm và nhai thật kỹ, có thể chia nhỏ 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn.
- Uống nhiều nước. Đồng thời tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cocacola và chất cồn bởi những thức uống này có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
- Tích cực vận động
- Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh
- Với 1 số mẹ bầu, việc uống viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và gây ra chứng táo bón. Để hạn chế điều này, các mẹ có thể chọn uống thuốc sắt dưới dạng hữu cơ thay vì sắt vô cơ.
Sử dụng Isilax mamma. Isilax mamma là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu, có tác dụng:
- Giúp chống táo bón trong thai kỳ, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.
- Điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
- Bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.
Đây là sản phẩm rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bà bầu bị đau bụng dưới do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có nguyên nhân lành tính, có nguyên nhân bất thường. Nếu thấy bất kì dấu hiệu nào không bình thường, mẹ bầu nên lập tức tới bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh trường hợp ảnh hưởng tới bản thân mình cũng như sức khỏe của thai nhi.