Bà bầu bị táo bón ra máu có nguy hiểm không?

23.574 người đã xem

Bà bầu táo bón ra máu là hiện tượng rất thường gặp (gần 1 nửa phụ nữ mang thai gặp hiện tượng này), tuy nhiên nếu bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thì sao? Điều này có thể khiến nhiều mẹ lo lắng, nhưng thường nó không báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng nào, trừ khi máu ra nhiều và thường xuyên. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu.

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Ăn táo có tốt cho bà bầu không?

táo bón ra máu có sao không

Hiểu được nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai bị táo bón và cách phản ứng đúng với vấn đề này sẽ giúp bà bầu bớt lo lắng và đối phó tốt hơn (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón ra máu

Táo bón là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang bầu, điều này xảy ra do hormone trong cơ thể tăng cao trong thời gian mang thai, đồng thời nếu mẹ bầu không uống đủ nước hoặc ăn đủ chất xơ, táo bón sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi mẹ bầu bị táo bón, rất dễ dẫn đến những vấn đề khác gây nên hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu.

Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.

Nếu bà bầu chảy máu vì bệnh trĩ, bác sĩ sẽ yêu cầu tăng lượng chất xơ ăn vào và yêu cầu bạn uống nhiều nước và chất lỏng. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc nhuận tràng để giảm táo bón và làm giảm áp lực lên mạch máu (bũi trĩ) khi đi tiêu.

mẹ bầu bị táo bón ra máu

Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures)

Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.

Để giúp giảm bớt sự đau đớn và khó chịu từ vết nứt hậu môn, bác sĩ có thể gợi ý việc đi tắm nước ấm và tăng cường chất xơ. Nếu chưa có hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc làm mềm phân và giảm táo bón.

Ngoài ra, các loại thuốc mỡ thoa tại chổ thuộc nhóm NitroglycerinNifedipine, giúp làm dịu và làm lành vết nứt hậu môn nhanh hơn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, khi các vết nứt không lành với bất kỳ hình thức điều trị nào, phương pháp cuối cùng là phẫu thuật. Phẫu thuật thường được chỉ định sau khi sinh.

vết nứt hậu môn

Vết rách hậu môn (Anal Tears)

Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.

Phương pháp điều trị vết rách hậu môn cũng tương tự như cách điều trị vết nứt hậu môn.

vết rách hậu môm

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.

Đa phần lỗ rò thường được các bác sĩ chỉ định điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, một số lỗ rò hậu môn báo hiệu một dạng viêm nhiễm nặng ở một số vùng của ruột, và tình trạng này được gọi là bệnh Crohn – Viêm ruột mãn tĩnh.

Để điều trị một lỗ rò, bác sĩ có thể kê một số kháng sinh an toàn khi mang thai, hoặc một số thuốc giúp điều trị bênh Crohn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật, thường sẽ tiến hành sau khi sinh.

Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?

Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.

có nên lo lắng khi táo bón ra máu

Khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ:

  • Sốt
  • Đau bụng hoặc đầy bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
  • Giảm cân
  • Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
  • Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, hãy nhập viện:

  • Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
  • Mất máu trầm trọng
  • Đau hoặc chấn thương trực tràng
  • Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường

Nên làm gì để tránh gặp phải hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu?

Chảy máu do trĩ và các vết nứt hậu môn thường tự ngừng, đặc biệt là khi táo bón giảm. Chính vì vậy, để tránh gặp phải hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu. Mẹ bầu trước hết cần hạn chế và giảm táo bón.

Nếu bà bầu đang mắc táo bón, dưới đây là một số lời khuyên để ngăn ngừa và làm giảm táo bón

  • Tăng cường chất xơ. Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày. Thêm một vài muỗng canh cám lúa mì/cám gạo chưa chế biến vào ly nước pha bột ngũ cốc, và uống vào buổi sáng. Các mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc bổ sung thêm chất xơ không cần đơn.
  • Uống nhiều nước. 8 đến 12 ly nước mỗi ngày sẽ làm mền phân. Một ly nước trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước mận, cũng có thể hữu ích.
  •  Luyện tập thể dục đều đặn. Đi bộ, bơi lội, và yoga có thể giúp bạn giảm táo bón dễ dàng, đồng thời còn giúp bà bầu khỏe mạnh hơn.
  • Lắng nghe cơ thể bạn. Hãy đi vệ sinh ngay khi có sự thôi thúc, không nên trì hoãn.
  • Đổi dạng thuốc. Sắt có thể gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ có nên tạm thời chuyển sang sử dụng vitamin tổng hợp trước khi sinh không.
  • Đối với chảy máu dai dẳng, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc chống nhuận tràng hoặc thuốc chống táo bón khác. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

ngăn ngừa và làm giảm táo bón

Nếu bà bầu đang mắc trĩ, dưới đây là các cách phòng ngừa và làm dịu bệnh trĩ

  • Tập các bài Kegel hàng ngày. Làm căng cơ quanh âm đạo và hậu môn và giữ tám đến mười giây trước khi thả ra và thư giãn. Lặp lại 25 lần. Các bài tập Kegel giúp tăng tuần hoàn trong vùng trực tràng và tăng cường cơ xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ bệnh trĩ. Chúng cũng củng cố các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, giúp hỗ trợ hồi phục sau sinh.
  • Chườm đá. Một số phụ nữ thấy dễ chịu hơn với một túi nước đá chườn lên bũi trĩ, trong khi những người khác lại thấy dễ chịu hơn khi dùng đệm sưởi ấm. Hãy thử các phương pháp điều trị nóng và lạnh luân phiên: Bắt đầu với một túi nước đá, sau đó là một chậu nước ấm áp.
  • Giấy vệ sinh. Các mẹ nên sử dụng khăn giấy mềm, không khô rát, không mùi, không tẩm các chất kích thích.
  • Nếu bệnh trĩ gây phiền toái quá nhiều, có thể yêu cầu bác sĩ về cách gây tê tại chỗ an toàn. Có rất nhiều sản phẩm điều trị trĩ trên thị trường, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hầu hết các sản phẩm này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng một tuần hoặc ít hơn). Tiếp tục sử dụng có thể gây viêm.

Nếu bạn đang thử các biện pháp dưới đây mà hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu vẫn tiếp tục hoặc bị đau nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị.

Phòng chống táo bón ở bà bầu bằng Isilax Mamma

40% phụ nữ mang thai bị táo bón. Táo bón gây nhiều khó chịu cho người mắc, nó cũng là nguyên nhân gây nên trĩ, đi ngoài ra máu ở bà bầu. Vậy nên, để tránh gặp phải những khó chịu này, mẹ bầu vẫn nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Isilax Mamma là một sản phẩm chống táo bón an toàn dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi chế phẩm này được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn. Vậy nên, Isilax Mamma là một lựa chọn an toàn và hiệu quả mà các mẹ nên thử.

isilaxmama

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm. Đồng thời nếu có bất kì vấn đề nào còn chưa rõ về hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu cũng như táo bón ở bà bầu, các bạn có thể gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi nhé, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bật mí cách chống táo bón cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bình luận về bài viết

  1. Nynd đã bình luận

    Chào bsi. Em đang mang bầu ở tuần 11, và qua nay có hiện tượng bị táo bón và ra máu , có khi có máu đông. Em rất lo lắng về vấn đề này, liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      Chào mẹ! Tình trạng chậm đi cầu của mình xuất hiện lâu chưa? Thường mấy ngày mẹ đi cầu 1 lần? Mình có đang bổ sung gì không?
      Mẹ có thể tham khảo Siro Isilax mama – Thảo dược chuẩn hóa châu u nhập khẩu từ Italy giúp Hỗ trợ giảm tình trạng táo bón trong thai kỳ và sau khi sinh, bổ sung chất xơ tự nhiên, hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, làm mềm phân, hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.
      Để được tư vấn cụ thể hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng của bé, bạn vui lòng gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 0976807722 (miễn cước) hoặc hotline 0976807722 để được tư vấn, hỗ trợ !
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

Trả lời Nynd Hủy

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng