Mang thai bị táo bón là hiện tượng thường gặp. Nhưng mang thai bị táo bón có sao không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bà bầu bị táo bón có sao không?
Đối với người mẹ
Biến chứng của táo bón. Táo bón có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm:
- Đi ngoài ra máu. Phân rắn và cứng khi đi đại tiện sẽ làm rách niêm mạc ống hậu môn gây chảy máu. Mức độ mất máu phụ thuộc vào mức độ chấn thương niêm mạc, sự tái phát thường xuyên của táo bón. Bà bầu đi ngoài ra máu là dấu hiệu cho thấy táo bón đã trở nặng, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng khác.
- Nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này thường xảy ra khi mẹ bầu cố rặn mạnh gây rách niêm mạc. Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đi ngoài ra mà mà còn gây ra tình trạng đau đớn ở những lần đi đại tiện sau đó.
- Đau bụng vùng tiểu khung. Do không được đẩy ra ngoài, khối phân lớn chứa ở trực tràng – đại tràng sigma khiến mẹ bầu khó chịu, đau bụng âm ỉ hoặc nghiêm trọng hơn gây nên hiện tượng bán tắc ruột – ruột do “u phân”.
- Tắc ruột do khối “ u phân”. Triệu chứng của hiện tượng này đau bụng cơn đến liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc không đi ngoài được được.
Hậu quả của táo bón. Thời gian mắc táo bón càng lâu thì hậu quả do nó gây ra càng nhiều, càng trầm trọng.
- Thay đổi tâm lý, khó chịu. Do bị táo bón, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khó chịu, bực bội, ăn uống không ngon, ngủ kém. Lâu dài sẽ khiến sút cân, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, da khô xấu,…
- Sợ đi ngoài. Do cảm giác đau đớn mỗi lần đi đại tiện mà mẹ bầu luôn có tâm lý không muốn ăn và rất sợ đi đại tiện.
- Trĩ nội, trĩ ngoại. Chứng táo bón kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ. Khi gắng sức rặn để đi ngoài có thể làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, gây nhiều đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu.
- Suy kiệt – nhiễm độc mạn. Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phá triển, các chất độc hại trong phân không được thải ra ngoài sẽ hấp thu ngược lại vào cơ thể, dần dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính. Gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tính tình và tinh thần của mẹ bầu.
- Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng. Tính chất phân khi bị táo bón là khô và cứng nên các độc tốc và các chất gây ung thư (deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs)) nhiều hơn phân bình thường. Thời gian nằm lâu trong trực tràng làm thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng tăng lên, các chất độc hấp thu ngược lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn – trực tràng.
Đối với thai nhi
Không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ, chứng táo bón khi mang thai còn làm ảnh hưởng đến cả thai nhi. Như đã nói ở trên, chất độc trong phân tích tụ lâu ngày sẽ hấp thu ngược lại vào cơ thể, điều này không chỉ ảnh hưởng tới mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tới cả cơ thể của thai nhi, làm cho thai nhi phát triển không được bình thường.
Bị táo bón lâu ngày, mẹ bầu kém ăn, hấp thu kém dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng. Thai nhi cũng không được cung cấp đủ chất, dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai, khi sinh trẻ sẽ thấp còi, nhẹ cân, vv.
Chưa kể đến việc khi bị táo bón, mẹ bầu thường dùng sức để rặn mỗi khi đi đại tiện, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Bạn có thể làm gì nếu bị táo bón khi mang thai?
Để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây của chúng tôi. Dưới đây cũng chính là những cách để phòng ngừa và chữa táo bón ở bà bầu.
Chế độ dinh dưỡng
Chất xơ. Để khắc phục và hạn chế táo bón, mẹ bầu nên bổ sung trong chế độ ăn 20-35 gram chất xơ mỗi ngày. Chất xơ sẽ giúp làm mềm phân và loại bỏ phân dễ dàng hơn.
Để bổ sung đủ 20-35 gram, mẹ bầu có thể đọc thành phần chất xơ trên các nhãn sản phẩm, nếu không bạn chỉ cần lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, đừng lập tức lao vào chế độ ăn giàu chất xơ ngay lập tức, nếu không sẽ rất dễ bị đầy hơi, đầy bụng. Hãy tăng dần hàm lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày, từ 0-35 gram.
Chia nhỏ các bữa ăn. Ăn 3 bữa chính có thể làm quá tải hệ tiêu hóa của mẹ bầu, dẫn tới táo bón. Vậy thì mẹ bầu hãy thử chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (5 hoặc 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính). Điều này có thể giúp mẹ bầu cảm thấy bớt đầy bụng.
Đừng quên uống nước. Nước chính là “vị thuốc” giúp điều trị táo bón một cách hiệu quả nhất. Nước làm mềm phân và giúp nó dễ dàng được tống ra ngoài hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước, trong đó lưu ý nên uống 1 cốc nước ấm sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và 1 cốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài việc uống nước lọc, mẹ bầu cũng có thể bổ sung nước bằng việc uống sữa, uống nước trái cây, các loại canh, vv.
Để ngăn ngừa và không làm tình trạng táo bón nặng lên, mẹ bầu cũng tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích và không nên uống một số loại đồ uống có ga như coca.
Thay đổi thói quen đi vệ sinh và đi vệ sinh đúng
Lập thời gian đi vệ sinh. Mẹ bầu nên hình thành thói quen đi vệ sinh vào một khoảng thời điểm nhất định trong ngày. Điều này giúp cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều. Đừng vì quá bận rộn mà không dành thời gian cho nhu cầu thiết yếu này. Đặc biệt nếu cảm thấy muốn đi vệ sinh, không được nhịn mà nên đi ngay.
Tư thế đi vệ sinh. Ngồi xổm là tư thế đi vệ sinh tốt nhất. Tuy nhiên nếu phải ngồi bệ bệt thì mẹ bầu nên để một chiếc ghế cao tầm 20 cm dưới chân, điều này sẽ giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn mà không tốn nhiều sức để rặn.
Thay đổi lối sống
Đừng chỉ ngồi một chỗ! Tập thể dục đều đặn trong thời gian mang thai là điều cực kì cần thiết, không chỉ tăng cường sức khỏe mà nó còn kích thích cử động của đường ruột thường xuyên, tránh nguy cơ táo bón. Nếu không có điều kiện thì mẹ bầu cũng nên cố gắng đi bộ 10 phút mỗi ngày.
Tránh xa thuốc nhuận tràng kích thích. Trong thời kì mang thai, các loại thuốc nhuận tràng không được khuyến khích dùng cho bà bầu bởi nó có thể gây hại cho thai nhi. Vậy nên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nhuận tràng nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng Isilax Mamma – Chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên chống táo bón cho mẹ
Ngoài việc bổ sung chất xơ, thay đổi thói quen và thay đổi lối sống thì có một cách đơn giản hơn và tiện lợi giúp mẹ bầu chống táo bón, đó chính là sử dụng Isilax Mamma.
Isilax Mamma là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.
Sản phẩm có công dụng:
- Giúp chống táo bón trong thai kỳ, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.
- Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
- Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
- Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
- Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.
Hi vọng qua bài viết này thắc mắc “Mang thai bị táo bón có sao không?” của các mẹ bầu đã được giải đáp. Mọi thông tin tư vấn về táo bón khi mang thai cũng như về sản phẩm Isilax Mamma, mẹ bầu có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia cũng như bác sĩ giải đáp cụ thể.