Táo bón kéo dài ở trẻ em có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi trẻ bị táo bón kéo dài mà mẹ cần lưu ý!
Mục Lục
Biếng ăn, chậm tăng cân
Khi trẻ táo bón, phân tích tụ lại không thoát ra, gây chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Do biếng ăn, kém hấp thu nên bé sẽ không thể bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc không thể thải loại các chất độc và cặn bã trong cơ thể sẽ kéo theo suy giảm sức đề kháng, gây độc cơ thể.
Bệnh trĩ
Đây được coi là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của táo bón cần được lưu ý. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống sau này của em bé. Vì vậy nên các mẹ nên quan sát con mình để có thể phát hiện và chữa trị táo bón nhanh nhất.
Nứt kẽ hậu môn, chảy máu hậu môn
Táo bón làm phân cứng hơn. Thêm vào đó, trẻ sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài, từ đó sẽ gây nứt hay rách ống hậu môn từ đó hình thành nứt kẽ hậu môn, chảy máu khi đi tiêu gây đau đớn cho trẻ.
Viêm ống hậu môn trực tràng- Áp xe hậu môn
Bệnh viêm ống hậu môn trực tràng và áp xe hậu môn được hình thành khi có sự xuất hiện các khoang túi chứa đầy mủ nằm ngay dứa vùng da xung quanh hậu môn, trực tràng. Theo các nhận định của các bác sĩ thì Khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn do táo bón kéo dài, trẻ cũng dễ bị nhiễm trùng từ phân và gây nên ổ áp xe giữa hai cơ thắt hay áp xe quanh hậu môn và nguy hiểm nhất là gây ra rò hậu môn, một bệnh khó điều trị bằng nội khoa và hay tái phát.
Suy kiệt – nhiễm độc mạn
Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính. Gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh, khiến trẻ nhỏ lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu.
Trẻ ăn uống kém thì về lâu dài sẽ khiến sút cân, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, da khô xấu,… làm tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng: Do tính chất phân của việc bị táo bón là khô và cứng nên có đậm độ các độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường. Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư.
Điều đáng lưu ý là cả 5 biến chứng trên đây đều có thể phòng tránh được bằng cách phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, cha mẹ cần điều trị ngay táo bón cho trẻ theo một liệu trình khoa học và kéo dài. Các chuyên gia tiêu hóa cũng khuyên nên sử dụng các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa như ISILAX trong quá trình chăm sóc trẻ táo bón để vừa giúp trẻ đi tiêu lại bình thường, vừa giúp phục hồi các tổn thương do táo bón gây ra.
Xem thêm:
Cách Nhận Biết Trẻ Táo Bón Kéo Dài
Không Ngờ Phình Đại Tràng Bẩm Sinh Gây Táo Bón Kéo Dài Ở Trẻ
Nguồn: https://hettaobonkeodai.com